Lắp đặt gờ giảm tốc có lẽ là thiết bị giao thông đường bộ không còn xa lạ đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự nhiều người hiểu được tiêu chuẩn quy định, cũng như cách lắp đặt và lưu ý cần thiết. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Gờ Giảm Tốc Là Gì? Phân Loại Gờ Giảm Tốc
Gờ giảm tốc là gì?
Gờ giảm tốc là dạng sơn vạch kẻ đường có chiều dày không quá 6 mm có tác dụng cảnh báo cho người tham gia giao thông biết được vị trí nguy hiểm, cần phải giảm tốc độ và chú ý quan sát để đảm bảo an toàn giao thông.
- Gờ giảm tốc thường được sử dụng trong các tầng hầm giữ xe của tòa nhà trung tâm thương mại, hoặc khu trung cư, khu dân cư, bãi giữ xe đậu xe ô tô, xe tải, xe trọng tải lớn…
- Lắp đặt ổn định, khi va chạm với bánh xe sẽ không bị di động hay biến dạng, giúp đỗ xe trật tự hiệu quả. Dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
- Chức năng cho xe lùi vào chỗ đậu giúp để xe có trật tự và an toàn.
- Sản phẩm ngày nay được tin dùng rộng rãi do đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ an toàn giao thông.
- Có kèm theo ốc vít khi lắp đặt sản phẩm và được hướng dẫn cụ thể.
Phân loại gờ giảm tốc
Gờ giảm tốc xe máy
Gờ giảm tốc xe máy sử dụng giảm tốc độ di chuyển của lực ma sát do xe máy.
- Kích thước phổ biến : 500 x 100 x 15 mm
- Chất liệu: Cao su cao cấp
- Trọng lượng: 2.0 kg/mét
Gờ giảm tốc xe tải
Gờ giảm tốc xe tải chịu trọng tải lớn nên thường được làm từ chất liệu cao cấp, có khả năng chịu nhiệt, chịu lực cao là thép đúc. Thiết bị này thường được sử dụng tại những giao thông, cầu đường đúng chưa.
Gờ giảm tốc thép đúc
Gờ giảm tốc thép đúc dành riêng cho xe tải, xe oto có trọng tải lớn từ 50 tấn tới 200 tấn
- Kích thước: 500x900x78 mm
- Chất liệu: Thép đúc
- Trọng lượng: 2.6 kg/mét
Phạm vi áp dụng lắp đặt gờ giảm tốc?
- Gờ giảm tốc được bố trí trên mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc mặt đường láng nhựa, thấm nhập nhựa còn tốt, bề rộng mặt đường từ 2,5m trở lên và có xe ô tô lưu thông qua điểm giao cắt; trường hợp bề rộng mặt đường nhỏ hơn 2,5m, tùy theo mức độ cần thiết có thể vận dụng cho phù hợp.
- Gờ giảm tốc độ được bố trí bằng với chiều rộng cho 1 xe chạy ( đối với đường đôi) hoặc trên toàn bộ mặt đường ( TH không thuộc đường đôi).
- Gờ giảm tốc thường được sử dụng kết hợp với các loại cảnh báo khác như biển báo, đèn tín hiệu, chuông, còi, cần chắn tự động, v.v… để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông.
- Không bố trí gờ giảm tốc tại đường ngang tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác để tăng khả năng lưu thông của tuyến đường.