Hướng Dẫn Lắp Đặt Giàn Giáo

Lắp đặt giàn giáo bao giờ cũng là công đoạn quan trọng và là chủ lực của một công trình xây dựng. Để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật an toàn phải sử dụng các loại giàn giáo chất lượng cao. Sau đây là một trong những hướng dẫn cơ bản để thiết lập một hệ khung giàn giáo cứng cáp và hội đủ các tiêu chuẩn cần thiết.

Vai Trò Quan Trọng Của Giàn Giáo

Giàn giáo là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Giàn giáo sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là GIÀN GIÁO THI CÔNG hay GIÀN GIÁO XÂY DỰNG hoặc GIÁO THI CÔNG NGOÀI (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa,…)

Giàn giáo là một trong những dụng cụ xây dựng cần thiết trong tất cả các công trình lớn bé. Nó có chức năng tạo sàn mặt bằng công tác để đứng làm việc, chống đỡ hệ đà ngang và ván khuôn của hệ cốp pha đáy nằm.

Các thiết bị này có thể chồng lên nhau và tạo được độ cao nhất định, giúp con người có thể di chuyển và hoạt động dễ dàng và linh hoạt khi trên cao.

Ngoài tác dụng bao che ngoài công trình, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, dễ dàng vệ sinh các tòa nhà cao tầng,… Giàn giáo còn có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an toàn cho những người trực tiếp sử dụng nó, giúp họ an tâm làm việc và mang lại hiệu quả cao. Vì thế giàn giáo xây dựng được sử dụng trong hầu hết mọi công trình hiện nay, từ các công trình dân dụng cho đển các dự án lớn, các công trình thủy điện, thủy lợi,…

Với vai trò chống đỡ sàn cho các công trình, giàn giáo đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định sự tồn tại và thành công trong mọi công trình xây dựng hiện nay, kể cả các dự án lớn.

Tiêu Chuẩn Khi Lắp Đặt Giàn Giáo

Để đảm bảo an toàn, trước khi lắp đặt giàn giáo xây dựng cần phải kiểm tra chất lượng giàn giáo hoàn thiện. Điều này quyết định rất nhiều tới sự an toàn sau khi đưa vào vận hành.

  • Trong quá trình lắp đặt phải có sự chỉ đạo và giám sát của bộ phận kỹ thuật có chuyên môn.
  • Mặt bằng khu vực lắp đặt giàn giáo cần đảm bảo ổn định, tránh tình trạng sụt lở nơi thi công.
  • Người lắp đặt giàn giáo đòi hỏi và có kinh nghiệm, kỹ thuật và không sợ độ cao.

Một Số Yêu Cầu Chuẩn Bị Giàn Giáo Trước Khi Lắp Đặt

Yêu cầu về phụ kiện:

Đầy đủ phụ kiện để tiến hành lắp đặt giàn giáo
Đầy đủ phụ kiện để tiến hành lắp đặt giàn giáo

 

Yêu cầu về kỹ thuật:

  • Thứ nhất, các bộ phận cấu thành nên một bộ giàn giáo phải có đầy đủ: Thanh khung, bệ kích, tấm coppha, giằng chéo, ốc vít cố định, chốt an toàn và một số phụ kiện đi kèm.
  • Thứ hai, phải đảm bảo các bộ phận nêu trên đang ở trong trạng thái tốt nhất, chất liệu giàn giáo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, không bị gỉ, mục..
  • Thứ ba, phải có bản vẽ kỹ thuật và hướng dẫn do phía nhà sản xuất cung cấp, có giám sát viên có đủ trình độ và kinh nghiệm trong nghành xây dựng để nắm bắt được các tiêu chuẩn an toàn, tiêu chí kiểm định…

Yêu cầu về ngoại cảnh:

Cần khảo sát địa hình trước khi tiến hành lắp đặt. Đảm bảo vị trí đặt giàn giáo phải bằng phẳng, không sụt lún, không có vật cản làm mất cân bằng giàn giáo… và phải có đường ống thoát nước để nền đất luôn khô thoáng. Nếu có những ảnh hưởng xấu, phải chờ cho đến khi có biện pháp khắc phục hiệu quả mới tiếp tục thi công.

Yêu cầu về con người:

Người lao động phải đạt đủ điều kiện làm việc theo quy định của Bộ Xây Dựng, được tập huấn về an toàn lao động, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật và có kiến thức căn bản về xây dựng.

Hướng Dẫn Lắp Đặt Giàn Giáo

Bước 1: Tạo nền móng cho giàn giáo

  • Định vị kích chân và điều chỉnh độ cao lắp đặt giàn giáo cho phù hợp.
  • Dựng chân cột đỡ giàn giáo, kê đệm chống lún, chống trượt cho cột đỡ.

Bước 2: Tạo khung sườn cho giàn giáo

  • Lắp đầy đủ các cây chống và thanh giằng ngang.
  • Lắp cột đỡ vào chân cột theo chiều thẳng đứng và giằng neo đúng bản thiết kế

Bước 3: Lắp đặt phụ kiện chi tiết cho giàn giáo

Lắp đặt chống đà và chống consol.
Lắp đặt chống đà và chống consol.
  • Lắp chống đà và chống consol.
  • Dựng khung, giằng chéo của giàn giáo đảm bảo độ vững chãi.

Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt giàn giáo

Lắp đặt giàn giáo hoàn thành.
Lắp đặt giàn giáo hoàn thành.
  • Lắp kích U và điểu chỉnh cao độ để đặt hệ đỡ coppha
  • Lắp đặt sàn thao tác để công nhân có thể di chuyển được. Sàn phải được cố định chặt vào khung giàn giáo để đảm bảo an toàn khi thi công.

Những lưu ý khi lắp đặt giàn giáo:

  • Với các giàn giáo lắp dựng cao từ 6m trở lên, cần phải chia thành hai sàn thao tác. Trong đó, một sàn dùng để làm việc, một sàn dùng để bảo vệ, tránh việc sử dụng cả hai sàn cùng một lúc.
  • Những giàn giáo cao từ 12m trở lên nên lắp dựng một khoang riêng dành cho cầu thang lên xuống giữa các sàn. Lưu ý nên lắp cầu thang có độ dốc không vượt quá 60 độ và có thiết kế cả tay vịn.
  • Đặc biệt lưu ý dù bất kế hệ giàn giáo cao hay thấp, tuyệt đối không cho phép vật nặng đang cẩu hoặc va chạm  lên mặt sàn thao tác, giá đỡ để tránh bị sập hệ giàn giáo nêm.

Quy trình hướng dẫn lắp đặt giàn giáo cần phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn lắp đặt nghiêm ngặt quy định về an toàn. Bởi vậy các nhà thầu nên lựa chọn những đơn vị chuyên nghiệp trong việc lắp đặt giàn giáo để thi công. Có như vậy chất lượng và độ ổn định của giàn giáo mới đảm bảo. Tránh tình trạng nguy hiểm khi có rủi ro xảy ra.

Người gửi

stex

Tôi hy vọng những bài viết mà các bạn đang đọc mang lại giá trị mà các bạn cần tìm.

Thông Tin công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *