Hướng dẫn lắp ráp bộ máy tính theo nhu cầu

Hướng dẫn lắp ráp bộ máy tính theo nhu cầu

Trong cuộc sống ngày nay, chiếc máy tính là một vật dụng thiết yếu, giúp ích cho mỗi người trong rất nhiều hoạt động khác nhau từ công việc, học tập đến giải trí. Bài viết sau đây xin hướng dẫn đến bạn đọc cách lắp ráp bộ máy tính cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

Hướng dẫn lắp ráp bộ máy tính để chơi game

Để lắp ráp bộ máy tính cho nhu cầu chơi game, giải trí điều đầu tiên bạn cần lựa chọn các thành phần trong PC phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như khả năng tài chính của bản thân:

  • Bộ vi xử lý (CPU): Có rất nhiều thông số liên quan như tốc độ xung nhịp rồi số lượng nhân hay là luồng xử lý… Nếu CPU có tốc độ xung nhịp càng lớn, thì bộ vi xử lý có thể tiến hành thực hiện được rất nhiều rất những phép tính ở trong cùng một khoảng thời gian nhất định, giúp cho khả năng thực hiện các tác vụ trong game được mượt mà hơn.
Hướng dẫn lắp ráp bộ máy tính để chơi game
                      Hướng dẫn lắp ráp bộ máy tính để chơi game

Bạn hãy lựa chọn CPU có nhiều lõi sẽ góp phần làm tăng khả năng thực hiện nhiều tác vụ một lúc. Và điều này có thể giúp bạn vừa chơi game, vừa có thể game stream và ghi lại được toàn bộ quá trình trong một lúc, ngoài ra vẫn có thể bật thêm nhiều tác vụ khác như trình duyệt internet, nghe nhạc…

  • Bo mạch chủ: Bạn lựa chọn bo mạch chủ cần thực hiện cùng lúc với bộ vi xử lý do cần có sự tương thích giữa 2 loại linh kiện này. Hãy nhờ đến Intel® Desktop Compatibility Tool nhằm kiểm tra độ tương thích của bo mạch chủ với chiếc máy tính đang dùng chip Intel, bạn sẽ dễ dàng tìm được bo mạch chủ phù hợp với CPU.
  • Bộ nhớ: Bạn nên lựa chọn loại RAM dung lượng 8GB giúp chạy mượt mà trên nhiều tựa game khác nhau.
  • Card đồ họa (GPU): Bạn hãy dựa vào tốc độ khung hình để lựa chọn GPU phù hợp.
  • Ổ cứng lưu trữ: Bạn nên lựa chọn ổ cứng SSD có dung lượng thấp kết hợp cùng ổ HDD giúp tăng dung lượng dự trữ.
  • Bộ cấp nguồn: Lựa chọn bộ cấp nguồn đến từ 1 thương hiệu uy tín.
  • Hệ thống tản nhiệt: cần phải căn cứ vào CPU cũng như kích thước của case để lựa chọn hệ thống tản nhiệt phù hợp.
  • Các phụ kiện khác như: bàn phím, chuột, tai nghe, màn hình. Lưu ý với màn hình cần lựa chọn độ phân giải phù hợp với card đồ họa.

 

Hướng dẫn lắp ráp bộ máy thiết kế, đồ họa

Trong phần nội dung trên bạn đã tìm hiểu cách lắp ráp máy bộ chơi game, phần này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về lắp ráp máy bộ thiết kế.

Hướng dẫn lắp ráp bộ máy thiết kế, đồ họa
             Hướng dẫn lắp ráp bộ máy thiết kế, đồ họa

Lựa chọn máy cho các phần chỉnh sửa ảnh, video

  • Đối với những phần mềm chỉnh sửa ảnh, video, bạn chỉ cần lựa chọn một chiếc card màn hình ở mức độ trung bình là có thể xử lý tốt và nhanh. Có thể lựa chọn card GTX 750 Ti hay những chiếc card có sức mạnh tương đương.
  • Hãy sử dụng 1 chiếc CPU dành cho máy tính đồ họa hay sử dụng như intel i5-8400 Coffee Lake hoặc i7-8700k
  • Lựa chọn RAM có dung lượng lưu trữ từ 6 – 16GB là thích hợp.
  • Lựa chọn ổ cứng SSD với dung lượng từ 128 đến 256GB để cài đặt hệ điều hành và các ứng dụng, sẽ giúp bạn có tốc độ xử lý nhanh hơn rất nhiều. Có thể thêm một ổ cứng HDD để lưu trữ dữ liệu.
  • Lựa chọn màn hình có chế độ hiển thị hình ảnh full HD hoặc các màn hình có độ phân giải cao hơn.

Lựa chọn máy tính cho công việc dựng phim, thiết kế đồ họa 3D

  • Bạn cần lựa chọn CPU có tốc độ xử lý nhanh và hiệu quả như CPU Xeon, intel i5-8400 Coffee Lake hoặc i7-8700k.
  • Lựa chọn card màn hình GTX 1050 Ti 4GB là thích hợp cho các công việc dựng phim, thiết kế đồ họa 3D.
  • Bạn nên sử dụng 2 ổ cứng SSD và HDD song song với nhau.
  • Lựa chọn RAM có dung lượng từ 16 – 32 GB đáp ứng tốt yêu cầu từ công việc.
  • Một chiếc màn hình 4K sẽ phù hợp với các công việc dựng phim, thiết kế 3D.

Việc tiến hành lắp ráp bộ máy thiết kế đồ họa được làm tương tự như các bước trong lắp ráp bộ máy chơi game, chỉ cần thực hiện các thao tác lắp ráp Case máy tính như trên là bạn có thể bắt đầu sử dụng

hướng dẫn cách lắp ráp bộ máy tính
             hướng dẫn cách lắp ráp bộ máy tính

 

Trên đây là những hướng dẫn cách lắp ráp bộ máy tính cho những nhu cầu cơ bản, hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích giúp bạn có thể tự thao tác lắp ráp chiếc máy tính của bản thân ngay tại nhà, phục vụ những nhu cầu của bản thân một cách dễ dàng.

Bắt ốc đệm và lắp chặn main

Bắt ốc đệm rất quan trọng và cần thiết, đảm bảo bo mạch chủ hoạt động bình thường sau lần đầu tiên tiếp xúc với case. Tuyệt đối, không được bắt sai vị trí của ốc vì nó sẽ làm chạm mát lúc máy khởi động.

Bắt xong ốc đệm thì tiếp tục nắp chặn main

1

Gắn chip xử lý và bôi keo tản nhiệt

Tiếp theo bạn cần phải gắn chip xử lý. Vì bề mặt của chip và tản nhiệt không thể nào tiếp xúc hoàn toàn với nhau, cho nên phải nhờ tới một lớp keo tản nhiệt. Bạn chỉ cần lấy một ít keo tản nhiệt rồi sau đó thoa một cách thật đều ở trên bề mặt của chip xử lý là được.

2

Lắp tản nhiệt cho chip xử lý

Khi lắp tản nhiệt cho chip xử lý, bạn cũng nên kiểm tra xem phần chốt ở phía sau đã được đóng main hay chưa nhé.

3

Lắp bo mạch chủ vào thùng máy và bắt ốc.

Bạn nên lưu ý không nên bắt thừa ốc đệm sai vị trí của các lỗ bắt ốc hiện có trên bo mạch chủ. Bởi có thể xảy ra hiện tượng mát máy.

4

Nối các dây tín hiệu ngoại vi của thùng máy vào bo mạch chủ.

Cần đảm bảo nối hết dây USB, dây Audio cùng với hệ thống chùm dây của power, reset, power led và HD led. Việc nối dây USB hay Audio khá đơn giản, còn hệ thống chùm dây hơi phức tạp nên để ý một chút.

5

Cắm dây cấp điện cho quạt case vào bo mạch chủ.

Được thực hiện trong trường hợp bo mạch chủ không được trang bị đủ chấu để thực hiện việc cấp điện cho quạt case.

6

Lắp ổ cứng

Với 2 dây, bạn cần nối một dây vào bo mạch chủ là dây tín hiệu, dây còn lại nối với bộ nguồn

7

Cắm RAM và card đồ họa

Tiếp theo bạn thực hiện thao tác cắm RAM và card đồ họa

8

Cắm các dây cấp từ nguồn vào linh kiện

Bạn cần phải cắm dây cấp từ nguồn vào linh kiện, số dây cần phải cắm bao gồm 4 pin hoặc 8 pin dành cho CPU, 24 hoặc 20 cộng với 4 pin dành cho bo mạch chủ, 6 pin hoặc là 8 pin dành cho card đồ họa trong trường hợp nếu có.

9

Bó gọn các đoạn dây còn thừa

Để giúp thùng máy gọn gàng bạn nên bó gọn các đoạn dây thừa lại với nhau.

Người gửi

stex

Tôi hy vọng những bài viết mà các bạn đang đọc mang lại giá trị mà các bạn cần tìm.

Thông Tin công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *