Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Thủy Bình

Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Thủy Bình Để Tính Độ Cao Chi Tiết

Máy thủy bình – một vật liệu không thể thiếu trên các công trình xây dựng.  Song song đó,  công tác đo vẽ dáng của địa hình như vẽ đường bình độ thể hiện bề mặt của địa hình, hay các công tác đo cao độ để lấy số liệu trong san lấp mặt bằng công trình cũng quan trọng không kém.

Các chi tiết và cách sử dụng của máy thủy bình sẽ được trình bày trong bài viết này. Cùng đọc bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Máy Thủy Bình Là Gì? Dùng Để Làm Gì?

Sử dụng máy thủy bình

Trước tiên chúng ta cần hiểu máy thủy bình là gì. Máy thủy bình đơn giản là loại máy đo đạc trắc địa cơ bản và nó được sử dụng để tính cao độ, đo khoảng cách (đo xa, gần) và nhiều ứng dụng khác trong đo đạc, và hầu như ở tất cả các công trình xây dựng lớn điều có sử dụng máy thủy bình.

Riêng về máy thủy bình  là loại máy cơ bản nhất trong các loại máy đo đạc trắc địa cho nên hướng dẫn sử dụng máy thủy bình này cũng rất đơn giãn và dễ dàng.

Có rất nhiều loại máy thủy bình hiện nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng đối với hai loại máy đó là máy thủy bình tự động hoặc máy thủy bình điện tử. Tùy loại máy thủy bình mà sẽ có các bộ phận của máy, cấu tạo hình học và cách đọc khác nhau.

Hướng Dẫn Cách Đọc MIA Và Cách Tính Cao Độ

Cách Đọc MIA

Giả sử ký hiệu độ cao của mốc gốc là 1000(mm), số đọc trên mia ở điểm cần xác định cao độ như ví dụ trên là 1090(mm). Còn số đọc trên mia khi đặt mia ở mốc cao độ cho trước và số đọc này được ký hiệu là a như trên.

Cao độ tại điểm cần biết= Mo+ số đọc trên mia tại mốc độ cao gốc- số đọc trên mia tại điểm cần biết cao độ.

Sau đó di chuyển mia đến các vị trí khác và cũng tiến hành đọc số tương tự ta sẽ thu được các giá trị cao độ.

Ngoài ra trước khi tiến hành đo đạc bạn có thể tham khảo bài viết cách kiểm nghiệm và hiệu chỉnh

Công tác đo cao độ phục vụ việc đo đạc tính toán khối lượng đào đắp trong đo đạc công trình xây dựng nhà hay cac công tác đo đạc công trình đường

Ứng dụng nổi bật của thiết bị này đó chính là bố trí cao độ thiết kế ra thực địa một cách chính xác và đạt độ tin cậy cao nhất trên những công trình

Cách Tính Cao Độ

Giả sử ta muốn dẫn truyền độ cao từ điểm A ( có độ cao là HA) đến điểm HB chưa biết độ cao.

Bắt ảnh mia dựng tại điểm A, đọc được số đọc chỉ giữa a. Quay máy sang điểm B, đọc số đọc chỉ giữa trên mia tại điểm B là: b

Chênh cao giữa điểm A đến điểm B là: h = a – b

Độ cao của điểm B = H + ( a –b )

 

Cách Tính Cao Độ

Nếu MIA gi được 0050 thì mốc này đang có cao độ là 0,05 (lấy 0,000+0050=0,050), chú ý số bạn đọc có 4 số là 0050 tức bạn đang đọc theo hàng ngìn nhưng cao độ họ cho là m tức 0,0m.

tính cao độ bằng công thức CĐ thực tế = CĐ máy — CĐ MIA mới đọc (Nếu bạn đọc số MIA từ lần 2 trở đi mà cao hơn số bạn cộng cao độ chuẩn lần đầu thì vị trí đó thấp hơn mốc, nếu bạn đọc MIA thấp hơn cố cộng mia chuẩn lần đầu thì nó cao hơn mốc)

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Thủy Bình Điện Tử

Máy thuỷ bình điện tử cho phép đo và ghi vào bộ nhớ trong của máy với các giá trị gồm chiều dài và độ cao. Hoặc đo bằng hệ thống quang học bình thường với mia Standard (mia chữ E, mặt sau của mia mã vạch).

máy thủy bình điện tử được thiết kế hiện đại bằng cách đọc số trên mia bằng tia hồng ngoại, số hiển thị trên màn hình LCD, số liệu được lưu trữ trong thẻ nhớ của máy và được đem ra cắm vào máy tính để xử lý, tính toán. Trong loại này có các dòng máy như Leica DNA03, DNA10, Topcon DL-101C, DL-102C

  1. Chuẩn bị máy thủy bình trước khi đo cao độ và khoảng cách.

    • Pin tùy theo loại máy.
    • Ống kính: luôn sạch sẽ.
    • Thước dây.
    • Dây dọi.

  2. Tiến hành đo cao độ và khoảng cách

    Hướng dẫn cách sử dụng máy thủy bình điện tử đo cao độ và khoảng cách:

    đo cao độ và khoảng cách
    đo cao độ và khoảng cách

    *Bước 1. Chọn vị trí đặt máy:

    Đặt máy thủy bình tại vị trí bất kỳ trên mặt sàn hay nơi cần đo đạc, vị trí đặt máy tốt nhất là cao hơn vị trí của mốc gốc (mốc độ cao chuẩn để truyền cao độ).

    *Bước 2. Cân máy:

    Chọn vị trí đặt máy thủy bình có nền chắc chắn không bị sụt lún. Đặt chân máy sao cho mặt chân máy ở vị trí ngang bằng nhất. Gá máy thủy bình lên chân máy và tiến hành cân bằng máy.

    Đầu tiên chúng ta sẽ đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho nó nằm trên đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy, vặn 2 ốc trên đế máy cùng chiều nhau để đưa bọt nước tròn vào vị trí cân bằng sau đó dùng ốc thứ 3 điều chỉnh sao cho bọt nước này vào vị trí cân bằng chính xác.

    Bước 2
    Mở máy thuỷ chuẩn, vào nút menu (Program) => chọn (2) Line Levelling để tiến hành đo tuyến thuỷ chuẩn.

     

    *Bước 3.

    *Bước 3
    *Bước 3: Đặt tên job bằng cách nhấn Enter vào dòng (1):
    Bước 3
    Chọn New => sử dụng bàn phím số để nhập và phím CE để xoá Job => dùng phím di chuyển xuống chọn Set để chấp nhận tên Job.

     *Bước 4:

    Bước 4
    vào (2) Line để đặt tên tuyến đo

    + Ở dòng (1) Name: Đặt tên đường đo.

    Đặt phương pháp đo ở dòng (2) Meth (Ghi chú: Đối với đường chuyền đo cao hạng III, IV, ta chọn phương pháp đo là BFFB). (sau trước trước sau)

    + Đặt tên điểm độ cao gốc đầu tuyến ở dòng (3) PtID.

    Nhập độ cao điểm gốc đầu tuyến ờ dòng (4) Ho sau đó chọn Set để chấp nhận.

    *Bước 5:

    Bước 5
    Chọn thiết lập hiển thị sai số trên màn hình ở dòng (3) Set: Tolerances, bật tất cả ở chế độ On sau đó chọn Set để chấp nhận.

    *Bước 6:

    Bước 6
    Chọn (4) START / CONT => OK để chuyển sang chế độ sẵn sàng đo. Để bắt đầu đo, bấm phím màu đỏ bên thân phải của máy. Lần lượt đo các mia theo chu kỳ của một trạm đo. (Nếu trong quá trình đo máy bị chệch hướng ngắm thì sẽ báo lỗi chỉ cần thao tác lại phím màu đỏ để đo lại).

    *Bước 7:

    Bước 7
    Kiểm tra: Sau khi đo xong, ta được kết quả:
    • Ở đây ta chỉ chú ý đến thông số TBal: đây là chênh lệch khoảng cách từ máy tới mia sau trừ đi khoảng cách từ máy tới mia trước:

    + Nếu TBal là giá trị dương thì khoảng cách sau lớn hơn khoảng cách trước.

    + Nếu TBal là giá trị âm thì khoảng cách sau nhỏ hơn khoảng cách trước.

    Dựa vào giá trị âm hay dương để ta bố trí trạm máy sau ngược lại so với trạm máy trước sao cho giá trị  TBal của trạm trước cộng với TBal của trạm sau gần về hoặc không vượt quá giá trị cho phép nhằm tránh sai số góc i.

    – Trường hợp sau khi bấm phím đo và máy đã đo xong, để xem kết quả đo của điểm đo ngoài các giá trị hiển thị trên màn hình, ta chọn (Station):

    kết quả đo của điểm đo ngoài các giá trị hiển thị trên màn hình
    kết quả đo của điểm đo ngoài các giá trị hiển thị trên màn hình

    kết quả đo của điểm đo ngoài các giá trị hiển thị trên màn hình
    kết quả đo của điểm đo ngoài các giá trị hiển thị trên màn hình

     

    Để kiểm tra thông số tổng các trạm vào phím CL để xem thông tin
    Để kiểm tra thông số tổng các trạm vào phím CL để xem thông tin
1

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Thủy Bình Tự Động

Bước 1: Chọn vị trí đặt máy

Đặt máy thủy chuẩn tại vị trí bất kỳ trên mặt sàn hay nơi cần đo đạc, vị trí đặt máy tốt nhất là cao hơn vị trí của mốc gốc ( mốc độ cao chuẩn để chuyền cao độ, mốc này ở vị trí chắc chắn không bị ảnh hưởng của các điều kiện của thực địa bên ngoài).

Để hiểu rõ hơn về thiết bị này bạn đọc có thể tham khảo bài viết máy thủy bình là gì

Bước 2: Cân máy

Chọn vị trí đặt máy có nền chắc chắn không bị sụt lún đặt chân máy sao cho mặt chân máy ở vị trí ngang bằng nhất. Gá máy lên chân máy và tiến hành cân bằng máy.

Đầu tiên chúng ta sẽ đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho nó nằm trên đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy, vận 2 ốc trên đế máy vặn hai ốc này cùng chiều nhau để đưa bọt nước tròn vào vị trí cân bằng sau đó dùng ốc thứ 3 điều chỉnh sao cho bọt nước này vào vị trí cân bằng chính xác.

Chúng ta có thể cân máy vào vị trí cao độ gốc cho trước hoặc có thể cân máy vào vị trí bất kỳ sau đo độ cao các điểm sau này sẽ cộng hoặc trừ đi giá trị đọc được trên mia khi đặt ở mốc gốc này ( Nếu vị trí đặt máy thấp hơn mốc thì sẽ cộng thêm vào còn nếu cao hơn thì sẽ trừ đi giá trị này- giá trị này ký hiệu là a)

Bước 3: Bắt đầu đo đạc

Đầu tiên chúng ta sẽ ngắm vào mia ( mia là một thước cúng có khắc vạch và ghi số).

Tiến hành điều quang để sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm cho hình ảnh rõ dàng nhất. Khi đọc số đọc trên mia thì sẽ có 2 số đọc ghi số trên mia là hàng m và hàng dcm, còn 2 số đọc ghi trên chứ E là hàng cm và hàng mm, cứ mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 10mm.

Người gửi

stex

Tôi hy vọng những bài viết mà các bạn đang đọc mang lại giá trị mà các bạn cần tìm.

Thông Tin công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *