Hướng dẫn đi đường ống nước nhà vệ sinh và nhà tắm

Đi đường ống nước nhà vệ sinh và nhà tắm như thế nào? Tham khảo một số sơ đồ ống nước

Đường nước nhà vệ sinh hay đường nước nhà tắm đều là phần rất phức tạp, cần sự cẩn trọng của người thi công. Nếu không cẩn trọng trong quá trình thi công, khi gặp sự cố sẽ rất khó khăn trong việc sửa chữa và tốn nhiều chi phí.

Bởi vậy, Huongdanthicong viết bài viết này, mong muốn giúp cho người đọc có thể hiểu thêm về cách đi đường ống nước nhà vệ sinh và nhà tắm. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ đưa ra các bước cơ bản cách đi đường ống nước vệ sinh và nhà tắm một cách cơ bản, giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất!

Sơ đồ ống nước nhà vệ sinh và nhà tắm

Một số sơ đồ ống nước nhà vệ sinh và nhà tắm phổ biến phụ trợ cho quá trình thiết kế đường nước trong nhà tắm và nhà vệ sinh:

Một số quy định khi đi đường nước trong nhà vệ sinh

  • Đường ống thoát nước được đặt âm dưới sàn nhà vệ sinh, nhà tắm tạo dốc để thoát vào hộp kỹ thuật
  • Đường ống cấp nước nên được gắn trên tường, sau được chát vữa lại để cố định và bảo quản đường ống
  • Trước khi tiến hành lắp đặt, phải ngưng toàn bộ hệ thống nước hoặc tắt van, xoáy van.
  • Các đầu chờ thoát nên cao từ mặt đất là 15cm, cách tường khảong 30-35cm
  • Tim của ống thoát sàn cách tường là 15x15cm

 

Ước lượng lượng nước sẽ sử dụng và vị trí

Đối với nhà tắm hay nhà vệ sinh, bạn đều phải xác định lượng nước sẽ sử dụng. Lý do là vì lượng nước bạn đã ước lượng sẽ giúp bạn tính toán và lựa chọn loại ống cấp, thoát nước cũng như các thiết bị sử dụng nước.

Các bạn xác định lượng nước bằng các xác định số người và số lần 1 người sử dụng lượng nước lớn là bao nhiêu lần trong một ngày.

  • Thông thường, kích thước lỗ thoát bồn cầu dao động trong khoảng  Ø 60 đến Ø 140, là ống có kích thước lớn nhất trong nhà. Ống thoát nước ở sàn nhà vệ sinh hoặc nhà tắm trong khoảng 50-75mm (1Ø  = 1mm)
  • Với ống cấp nước của nhà vệ sinh thường nhỏ hơn ống cấp nước nhà tắm. Vì lượng nước, số thiết bị sử dụng và áp suất nước nước của nhà tắm cao hơn nhà vệ sinh. Thông thường, ống cấp nước của nhà vệ sinh có đường kính dao động từ 15mm đến 25mm, đường kính ống cấp nước nhà tắm là từ 20mm đến 25mm.
1

Chọn thiết bị và chuẩn bị vật liệu cho nhà tắm và nhà vệ sinh

Hiện nay, có chủ yếu hai cách phân chia, nhà vệ sinh và nhà tắm riêng ; nhà tắm và nhà vệ sinh chung. Dù chung hay riêng cũng không quá khác nhau về thiết bị sử dụng nước. Khi lựa chọn, hãy luôn nhớ là tìm loại thiết bị trước hết là phù hợp với lượng nước sẽ sử dụng và nhu cầu về thẩm mỹ.

HDTC xin liệt kê một vài thiết bị cơ bản trong nhà vệ sinh và nhà tắm:

  • Bồn vệ sinh, vòi xịt bồn vệ sinh
  • Vòi hoa sen, bồn rửa, vòi xịt, labavo, vòi xả nền,…

Một số vật liệu quan trọng như:

  • Bồn nước, bơm nước, các ống nước chất liệu PVC, PPR,…
2

Thiết kế hệ thống nước cho nhà vệ sinh và nhà tắm

Trước khi bắt tay vào thi công, bạn cần phải có cho mình sơ đồ hệ thống nước thải cũng như hệ thống cấp nước cho toàn bộ ngồi nhà rồi. Bạn có thể tham khảo các sơ đồ đường nước qua bài viết này nhé!

Đọc thêm: Cách chảy đường ống nước trong nhà hiệu quả

Đối với sơ đồ ống nước nhà tắm hay sơ đồ ống ước nhà vệ sinh, bạn có thể tham khảo các sơ đồ đã được HDTC đưa ra ở trên. Nếu nhà tắm của bạn có sử dụng bình nóng lạnh thì cũng nên tham khảo bài viết NÀY nha!

Nhìn chung, đối với nhà tắm hay nhà vệ sinh sẽ bao gồm ống nước thải, ống cấp nước, đường ống nóng lạnh và các ống dẫn nối.

Một số lưu ý không được quên khi đi đường ống nước nhà vệ sinh và nhà tắm:

  • Hạn chế thiết kế nhiều đoạn phức tạp, chuyển hướng hau quá nhiều co nối từ ống thải bồn vệ sinh đến ống thải chính.
  • Đường ống thải phải có ống khí (ống thoát khí)
  • Ống thải đi xuống bể phốt không được chạm hoặc ngập nước. Phải cách nguồn nước ít nhất 200mm
  • Ống thải khi nối xuống bể phốt cần có độ nghiêng khỏng 45*
  • Độ nghiêng của ống thải đến các thiết bị cần thấp hơn
3

Tính toán vị trí cho các thiết bị

Tiếp đến, bạn cần tính toán vị trí lắp đặt các thiết bị. Các thiết bị sử dụng nước hay các ống dẫn nối từ ống thải chính và ống cấp nước chính của ngôi nhà với thiết bị cũng cần được thiết kế, xác định một cách cẩn trọng.

Với đường dẫn nối sẽ có 2 loại, bao gồm ống dân nối nằm ngang và ống dẫn nối nằm dọc. Với ống nằm ngang sẽ kết nối với ống thải hoặc ống cấp chính bằng cút nối ống nhựa. Với các ống thoát của bồn rửa, máy giặt… thì cần bẫy ngưng.

Với bước này, bạn nên nhờ người có kinh nghiệm lâu năm hoặc có chuyên môn để xác định sao cho chuẩn chỉnh nhé!

 

4

Tiến hành lắp đặt các thiết bị

Sau khi đã có đủ vật liệu, đã đi các đường ống dẫn nối đến ống thải chính và ống cấp nước chính, ta tiến hành lắp đặt các thiết bị cần thiết cho nhà tắm và nhà vệ sinh.

  • Với bồn cầu, tiến hành lắp cao hơn các thiết bị sử dụng nước để quá trình dùng được thuận lợi
  • Tiến hành lắp đặt bơm nước sau bồn nước để nước được đẩy từ bồn lên các thiết bị sử dụng nước.
  • Các thiết bị vệ sinh như vòi sen, vòi xịt,… cũng cần được xác định vị trí trính xác cũng như xác định vị trí lắp đặt cẩn thận để có thể tối ưu công dụng của chúng.

Đọc thêm: Hướng Dẫn Lắp Đặt Bồn Cầu

5

Kiểm tra và nghiệm thu thành quá

Sau khi hoàn thành các bước trên, chúng ta tiến hành kiểm tra đường ống cũng như các thiết bị sử dụng nước.

Bạn có thể mở các van cho phép đường nước mới được hoạt động. Ta tiến hành mở các thiết bị nước cho chúng được chảy.

Hãy lắng nghe nước chảy trong đường ống cũng như các thiết bị có hoạt động hay không. Kiểm tra ngay sau khi thi công để sớm phát hiện vấn đề để khắc phục.

Một số điều cần lưu ý khi đi đường nước vệ sinh và nhà tắm

  • Cần tách riêng hệ thống nước thải cho bồn vệ sinh riêng và các loại nước thải khác (lavabo, bồn rửa chén, máy giặt,…)
  • Không nên cho các hệ thống nước thải đi qua phòng ngủ và phòng khách
  • Hạn chế kéo dài độ dài của đường ống
  • Đơn giản hóa đường ống nước để dễ dàng sửa chữa nếu gặp sự cố

Người gửi

quynhnga

Thông Tin công ty