Hướng Dẫn Đổ Bê Tông Mái Dốc

Mái là một bộ phận không thể thiếu của một ngôi nhà. Để hệ thống mái được hoàn mỹ nhất, ta cần lưu ý đến quy trình đổ bê tông mái dốc. Vậy quy trình này như thế nào? Hãy cùng huongdanthicong.vn tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Kết cấu bê tông mái dốc

Trước khi đến với hướng dẫn thi công mái dốc, ta cần hiểu về kết cấu của nó

Bê tông mái dốc là loại bê tông có các tính chất cơ lý đáp ứng các yêu cầu của thiết kế và được thi công trên nền nghiêng với phương nằm ngang một góc α với α ≠ 0 và α ≠180o.

Khái niệm về bê tông mái dốc trong biện pháp thi công bê tông mái dốc
Khái niệm về bê tông mái dốc trong biện pháp thi công bê tông mái dốc

Vật liệu làm bê tông cần đến khi tìm kiếm biện pháp thi công bê tông mái nghiêng

Để công trình nhà ở có thể toàn mỹ, không gặp bất kỳ một vấn đề rắc rối nào. Ta cần phải thận trọng trong từng chi tiết.

Mà chất lượng của bê tông chính là điều mà ta cần quan tâm nhất tại đây. Chất lượng của bê tông ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cả công trình. Đặc biệt là hệ thống mái. Để tránh xảy ra hiện tượng “Dột từ nóc dột xuống” thì ta không thể xem thường công việc chọn lựa vật liệu cấu thành bê tông.

Như vậy, trước khi đến với hướng dẫn thi công đổ bê tông mái dốc (mái nghiêng), ta cần phải hiểu rõ về những vật liệu dùng để sản xuất bê tông. Vật liệu làm bê tông bao gồm chất kết dính, cốt liệu, phụ gia hóa học và nước.

Các vật liệu này được sử dụng trong thi công mái ngói nghiêng đổ bê tông thường thấy trong những mẫu nhà 1 tầng mái ngói, thiết kế biệt thự 2 tầng mái thái, biệt thự 3 tầng mái ngói …. hiện nay.

  •  chất kết dính

Chất kết dính của bê tông bao gồm xi măng và phụ gian khoáng.

Xi măng là một chất kết dính thủy lực, nó được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Xi măng được làm nên nhờ việc nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia.

Xi măng làm chất kết dính bê tông trong biện pháp thi công bê tông mái nghiêng
Xi măng làm chất kết dính bê tông trong biện pháp thi công bê tông mái nghiêng

Khi xi măng tiếp xúc với nước thì sẽ xảy ra các phản ứng thủy hóa và sẽ tạo ra một hỗn hợp dạng hồ gọi là hồ xi măng. Do sự phản ứng của quá trình thủy hóa mà hồ xi măng bắt đầu quá ninh kết để cho ra một loại vật chất cứng có cường độ và độ ổn định cao, ta gọi đó là bê tông.

Phụ gia khoáng là những vật liệu vô cơ có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo có chứa SiO2 hoặc Al2Oở dạng hoạt tính. Trong hướng dẫn thi công đổ mái dốc, người ta sử dụng phụ gia khoáng với mục đích tâng cao tuổi thọ của bê tông khi sử dụng xi măng thông thường.

Đồng thời, phụ gia khoáng cũng có thể nâng cao khả năng chống thấm và làm giảm đi khả khả năng xâm nhập của những yếu tố ăn mòn vào bê tông tại những khu vực có khí hậu khắc nghiệt như vùng ven biển.

  • Thành phần cốt liệu.

Đây là thành phần được coi là bộ khung, bộ xương của xi măng. Do đó, để có được biện pháp thi công mái nghiêng toàn diện, ta cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề lựa chọn loại cốt liệu này.

Đá là cốt liệu lớn của bê tông trong biện pháp thi công bê tông mái nghiêng
Đá là cốt liệu lớn của bê tông trong biện pháp thi công bê tông mái dốc

Cốt liệu là một trong những thành phần cơ bản của bê tông. Nó thường được chia thành 2 loại là cốt liệu lớn và cốt liệu nhỏ. Cốt liệu lớn là đá, sỏi tự nhiên. Cốt liệu có thể là cát tự nhiên, cát nghiền… Cốt liệu lớn thông thường không nặng quá 35% tổng khối lượng bê tông.

  • Nước.

Ta không thể có được một hỗn hợp hồ (để hình thành bê tông) nếu thiếu nước. Nước đóng vai trò là thành phần quan trọng nhất trong quá trình thủy hóa. Nếu không có nước, chắc chắn sẽ không có bê tông. Không chỉ cần thiết trong việc làm bê tông, dù là thi công nhà biệt thự 1 tầng, biệt thự 2 tầng hay 3 tầng đều không thể không có nước. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc thi công cũng như hoàn thiện công trình.

Nước là thành phần không thể bỏ qua trong biện pháp thi công bê tông mái dốc
Nước là thành phần không thể bỏ qua trong biện pháp thi công bê tông mái dốc

Yêu cầu về nền của bê tông mái dốc trong biện pháp thi công bê tông mái dốc

Nếu nền mái dốc là nền đất phải được làm phẳng, tuân thủ theo yêu cầu của thiết kế đề ra về độ dốc, dung trọng và độ chặt để đảm bảo mái ổn định và không bị trượt sạt.

Yêu cầu của nền bê tông trong biện pháp thi công bê tông mái nghiêng
Yêu cầu của nền bê tông trong biện pháp thi công bê tông mái nghiêng

Hướng Dẫn Thi Công Đổ Bê Tông Mái Dốc

Quyết định thành phần hỗn hợp bê tông

Để có được bê tông mái nghiêng tốt nhất, ta không thể bỏ qua việc lựa chọn và quyết định thành phần của nó. Tại đây, huongdanthicong.vn cung cấp cách xác định thành phần hỗn hợp của bê tông.

Xác định và tính toán thành phần hỗn hợp của bê tông

  • Chọn độ sụt cho bê tông
  • Xác định lượng nước trộn
  • Xác định tỷ lệ Nước/ Chất kết dính
  • Xác định hàm lượng chất kết dính
  • Xác định hàm lượng cốt liệu
1

Trộn bê tông

Để công trình có thể bền vững, trường tồn với thời gian, ta không thể bỏ qua việc đảm bảo chất lượng của bê tông mái nghiêng. Để bê tông mái nghiêng đảm bảo về mặt chất lượng thì ngay từ những bước ban đầu là trộn hỗn hợp những thành phần cấu thành bê tông.

Ta trộn các thành phần đã xác định ở trên lại với nhau bằng vật dụng chuyên dụng. Những thiết bị trộn này phải được hiệu chỉnh và kiểm định theo đúng quy chuẩn bởi các cơ quan có thẩm quyền và đồng thời, nó cũng phải còn thời hạn sử dụng. Không được trộn thủ công hoặc trộn bằng các loại máy trộn không có gắn liền với các thiết bị xác định chính xác vật liệu đầu vào của mỗi mẻ trộn.

Đối với các công trình có khối lượng bê tông nhỏ hơn 100 m3 có thể dùng máy trộn nhỏ với dung tích 50 lít để trộn bê tông, nhưng vật liệu đầu vào phải được xác định theo khối lượng. Không được đổi hoặc thay thế những vật liệu đầu vào ra thể tích để trộn, vì việc này sẽ dẫn đến sai số lớn.

2

San rải và đầm hỗn hợp bê tông tươi

Bê tông mái dốc có độ dốc lớn hơn hoặc bằng 2 thì sau khi san, rải hỗn hợp bê tông cần đầm chặt, đè nén bề mặt.

Còn biện pháp thi công bê tông mái nghiêng có độ dốc nhỏ hơn 2 thì buộc phải dùng ván khuôn mặt và việc đầm chặt hỗn hợp bê tông được tiến hành bằng đầm dùi.

3

Bảo dưỡng bê tông

Đây là công đoạn cuối cùng trong hướng dẫn thi công đổ bê tông mái dốc. Công việc bảo dưỡng bê tông phải được tiến hành ngay sau khi việc san rải được hoàn tất. Phải thực hiện công việc bảo dưỡng trong suốt quá trình chờ bê tông khô.

Bảo dưỡng bê tông đơn giản chỉ là công việc phun nước lên trên bề mặt của bê tông. Công việc này được thực hiện nhằm mục đích giữ ẩm cho bê tông. Đồng thời nó cũng làm tăng khả năng chống thấm của bê tông. Từ đó hệ thống mái của gia đình cũng sẽ trở nên bền chắc và đảm bảo hơn. Do đó, khi thi công đổ bê tông mái nghiêng, ta không thể bỏ qua công đoạn này.

 

Người gửi

stex

Tôi hy vọng những bài viết mà các bạn đang đọc mang lại giá trị mà các bạn cần tìm.

Thông Tin công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *