Hướng Dẫn Thi Công Giằng Tường

Thi công giằng tường là bước quan trọng trong công trình kiến trúc nó có chức năng không những là kết cấu bao che, ngăn cách giữa các không gian mà còn là kết cấu chịu lực trong những công trình tường chịu lực.

Vậy bạn có biết kỹ thuật giằng tường như thế nào và có chức năng gì ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ để giải đáp điều đó.

Giằng tường là gì?

  • Được biết đến là lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép dùng để liên kết các đỉnh tường của tầng nhà, trước khi đặt hoặc đổ bê tông tấm sàn được gọi là giằng tường.
  • Đôi khi giằng tường được kết hợp để sử dụng làm móng khi xây dựng nhà phố cao tầng.
  • Giằng tường góp phần phân bố đều tải trọng của sàn, tăng độ cứng, giảm biến dạng cho sàn.

Giằng tường có quan trọng không?

giằng tường

Với thiết kế công trình của nhà ở, bất kì bộ phận nào cũng đều quan trọng và cần thiết. Hoặc góp phần tạo nên những thiết kế vững chắc, đảm bảo an toàn cho chủ nhà trong suốt thời gian sinh sống tại đây. Ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp không gian, giúp nó gọn gàng hơn. Trong số đó giằng tường là một bộ phận kết cấu công trình cần thiết, không thể thiếu trong bất kì thiết kế nào.

Nếu không có giằng tường thì công trình sẽ ra sao?

Trọng lượng của sàn tầng trên sẽ bị phân bố không đều mà tập trung ở một số điểm của bờ tường. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến độ bền vững của cả căn nhà, những điểm chịu lực nhiều sẽ nhanh chóng bị hỏng, nứt.

Không có giằng tường thì sàn cũng dễ dàng biến dạng trước các lực, tác nhân từ môi trường xung quanh. Khiến căn nhà nhanh chóng xuống cấp, hư hại nặng nề không thể nào sửa chữa.

Chức năng của giằng tường trong kết cấu nhà?

Trong kết cấu của căn nhà có nhiều bộ phận riêng lẻ khác nhau, mỗi bộ phận sẽ có chức năng, ứng dụng riêng. Dưới đây là một số chức năng của giằng tường:

  • Đỡ tường, sàn tầng trên.
  • Giằng tường giúp phân bố đều tải trọng của sàn tầng trên xuống tường.
  • Liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi tiến hành đổ móng, xây dựng tầng trên.
  • Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
  • Chống xoay, xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện không tốt.
  • Tăng cường độ cứng, bền vững cho kết cấu công trình.
  • Tăng sức chịu đựng các loại tải trọng ngang khi xây .
  • Góp phần cấu tạo giằng tường trong một số thiết kế đặc biệt.
  • Tăng độ bền vững, tải trọng cho các loại tường chịu lực.
  • Tăng độ cứng của kết cấu công trình.

Hướng Dẫn Thi Công Giằng Tường

Chuẩn bị khung thép thi công giằng tường

 

  • Đối với những công trình lớn và cần thời gian thi công nhanh. Ta có thể thi công giằng tường trước khi đặt hoặc đổ bê tông tấm sàn với cotpha . Điều này có thể gây thêm chi phí, nhưng bù lại về tính ổn định và tốc độ thi công sẽ rất nhanh chóng.
  • Buộc thép thành khung, lắp vào vị trí buộc.
  • Gia công lắp dựng cốt thép.
  • Cốt dọc và cốt đai được gia công theo kích thước thiết kế.
  • Thép được buộc thành khung và lắp vào vị trí.
1

Gia công lắp dựng ván khuôn gỗ

Ván khuôn được gia công và đóng thành hộp tập kết lại chuẩn bị tiếng hành thi công giằng tường. Đặt ván khuôn vào vị trí và điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế. Ván khuôn sẽ được cố định bằng cây gỗ 3×5cm. Sau khi điều chình xong, dùng cây gỗ 3×5cm để cố định ván khuôn.

  • Tiếp theo buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Ván khuôn được gia công và đóng thành hộp tập kết lại.
  • Tiến hành trộn và đổ bê tông.
  • Đầm kỹ lại bằng đầm dùi.
  • Sau khi đổ bê tông được một ngày tiến hành tháo ván khuôn dầm và nên theo đúng yêu cầu kỹ thuật tránh làm sứt mẽ cấu kiện.
2

Kỹ thuật lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

 

  • Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép
  • Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn .
  • Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể .
  • Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.
  • Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ .
3

Trộn và đổ bê tông; đầm kỹ bằng đầm dùi.

 

  • Giằng tường tốt là phải đảm bảo sau khi dầm bê tông được đầm chặt và không bị rỗ.
  • Thời gian đầm cho mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ, dấu hiệu để nhận biết là vữa bê tông nối liền bề mặt và bọt khí không còn nữa.
  • Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu và lớp bê tông đã đổ trước đó 10cm.
  • Bắt đầu đầm từ vị trí đổ bê tông lan ra các phía và góc đầm phải 90 độ là tốt nhất, góc nghiêng sẽ làm cho bê tông bị phân tầng.
  • Khi đầm nên dùi luôn vòi sâu xuống 10-15cm và đầm 30-40 giây tại một chỗ, đầm bàn cũng vậy khoảng 30-50 giây vệt trước gối vào vệt sau 10cm không nên để dưới đay đầm có hiện tượng nổi bong bóng nước.
4

Tháo dỡ ván khuôn.

  • Sau khi đổ bê tông được một ngày thì tháo ván dầm giằng tường. Chú ý tháo ván khuôn đúng yêu cầu kỹ thuật để tránh làm sứt mẻ cấu kiện.
  • Nếu muốn công trình có sức chịu lực cao khi xây dựng thì giằng tường sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.

Người gửi

stex

Tôi hy vọng những bài viết mà các bạn đang đọc mang lại giá trị mà các bạn cần tìm.

Thông Tin công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *