Hướng Dẫn Vệ Sinh Bình Nóng Lạnh Tại Nhà

Vệ sinh bình nóng lạnh

Hướng dẫn vệ sinh bình nóng lạnh hiệu quả

Vệ sinh bình nóng lạnh luôn là việc cần thiết, bạn sẽ không ngờ đến tác dụng của việc bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ đâu! Để biết thêm nhiều thông tin hơn, hãy đọc nội dung ở dưới nhé

Đọc thêm: Top 7 bình nóng lạnh an toàn và tiết kiệm cho gia đình

Các câu hỏi về bảo dưỡng bình nóng lạnh

Vệ sinh bình nóng lạnh
Bặn bẩn và nước sau khi súc bình nóng lạnh

Bảo dưỡng, súc bình nóng lạnh là gì? 

Bảo dưỡng bình nóng lạnh là các hành động vệ sinh và kiểm tra xem các bộ phận bên trong bình nóng lạnh còn tốt hay không, có nên thay bộ phận mới hay để biết thêm tình trạng hiện tại của bình nóng  lạnh.

Súc rửa bình nóng lạnh là hành động chúng ta đổ nước nào để làm sạch phần bên trong bình nóng lạnh. 

Bao lâu thì vệ sinh bình nóng lạnh?

Chúng ta nên sục bình nóng lạnh hàng năm (cách 1 năm thì lại vệ sinh bình nóng lạnh). 

Có nhất thiết phải vệ sinh bình nóng lạnh không? 

Cặn bẩn sau khi vệ sinh bình nóng lạnh
Cặn bẩn sau khi vệ sinh bình nóng lạnh

Câu trả lời tất nhiên là có.

Một số lợi ích của việc vệ sinh bình nóng lạnh:

  • Giúp tăng tuổi thọ của bình nóng lạnh, hạn chế hỏng hóc 
  • Nắm được tình trạng của bình nóng lạnh. Có thể bình nước nóng đang gặp tình trạng xấu nào, chúng ta kịp thời phát hiện và xử lý
  • Giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn
  • Và cuối cùng, đâu ai muốn sử dụng nguồn nước và trong bình có vô số cặn bẩn! 

Để hiểu thêm và kiểm tra xem bình nóng lạnh nhà mình có gặp trục trặc gì hay không, bạn có thể đọc thêm các bài sau:

Đọc thêm: XỬ LÝ NGAY Nước Bình Nóng Lạnh Chảy Yếu

Chuẩn bị vật liệu vệ sinh bình nóng lạnh 

Đầu tiên, Huongdanthicong liệt kê một số công cụ cần thiết cho quá trình vệ sinh bình nóng lạnh (trong quá trình bảo dưỡng có thể sẽ cần bổ sung một số công cụ khác)

  • Cờ lê
  • tua vít
  • Kìm cổ quạ, kìm điện, băng dính điện 
  • mỏ lết 
  • Thanh magie mới (nếu cần)
  • Băng keo cao su non
  • Dung dịch tẩy cặn canxi bình nóng lạnh

 

1

Ngắt kết nối nguồn điện, nguồn cấp nước và xả nước bình nóng lạnh

  • Chúng ta sẽ khóa vòi cấp nước lại và rút dây cắm của bình nóng lạnh ra khỏi ổ điện để đảm bảo quá trình thực hiện được an toàn. 
  • Sau đó, chúng ta tiến hành xả nước trong bình nước nóng:
  • Dùng mỏ lết để vặn van ra khỏi các ống dây cấp nước và dây dẫn nước nóng. sau đó tiến hành tháo van 1 chiều (van của ống cấp nước) ra. 
  • Sau đó, nước trong bình bắt đầu chảy xuống. Nước chảy sẽ có nhiều bụi và cặn bẩn, nên bạn hãy lấy 1 chiếc chậu để hứng bên dưới nhé!  Đợi đến khi nào nước trong bình cạn, chúng ta chuyển sang bước tiếp theo!

*Công cụ: mỏ lết, kìm cổ quạ, chậu đựng nước. 

2

Tháo bình nóng lạnh và súc bình nòng lạnh

Để súc bình nóng lạnh, có hai cách, đó là tháo bình nóng lạnh xuống để súc thủ công hoặc sử dụng ống cấp nước để súc bình ngay tại vị trí của bình nóng lạnh (không cần gỡ bình xuống).

Cách thứ 01: chúng ta sẽ cần tháo gỡ các dây chống giật, rơ le và thanh magie, sợi đốt:

  • Tiến hành tháo núm điều chỉnh nhiệt độ. Sử dụng tua vít để tháo từng con ốc một. Tiếp đến, tháo dây nguồn, sử dụng băng dính cách điện quấn ở các đầu dây nguồn điện để đảm bảo an toàn. 
  • Sau đó gỡ bình nóng lạnh xuống, nhẹ nhàng xuống mặt đất
  • Chúng ta tiến hành gỡ nốt các dây điện trên bình nóng lạnh. Cưới cùng là gỡ thanh magie và thanh đốt ra ngoài. Quan sát thanh magie và thanh đốt, nếu thanh magie quá mòn thì bạn nên thay thanh magie mới nhé. 
  • Sau khi đã tháo hết dây điện, nguồn điện trên bình nóng lạnh, bạn tiến hành đổ khoảng 1 lít nước vào bình nóng lạnh, súc và đổ nước khỏi bình nóng lạnh. Đừng quên lấy 1 chiếc chậu để hứng nước. Thực hiện bước này 2-3 lần là được.

 

Cách thứ 02: sau khi đã tháo các loại dây điện (giống cách trên), chúng ta tiếp tục tháo vặn ốc xả khí ở đáy bình

Chú ý: dùng kìm để xoáy ốc ra, xoáy được một nửa, bạn hãy xoáy tiếp bằng tay, tránh trường hợp xoáy quá nhanh làm rơi, sẽ làm vỡ thanh magie và sợi dốt.

  • Chúng ta cũng tiến hành quan sát thanh magie và thanh đốt, vệ sinh chúng thật sạch sẽ. Chúng ta sử dụng dung dịch tẩy cặn can xi để vệ sinh thanh đốt. Đừng quên xịt nước nhẹ vào thanh magie để làm sạch
  • Tiến hành sục bình nóng lạnh: tiến hành xoáy ống cấp nước vào ống dẫn nóng lạnh trên bình nước nóng, tiến hành mở ống cấp nước để nước lạnh chảy vào sục bình. Lấy môt chiếc chậu lớn để hứng nước ở bên dưới nhé. Sau khi nước chảy ra không còn bẩn, bạn khóa ống cấp nước, tiến hành tháo ống cấp nước ra khỏi ống dẫn nước nóng nhé. 

*Lưu ý: nếu thanh magie đã sử dụng được 5-7 năm, bạn nên thay thanh magie mới nhé!

*Công cụ: tua vít, nước, chậu hứng nước, dung dịch vệ sinh, thanh magie mới (nếu cần).

3

Vệ sinh van 1 chiều 

Đây là bước mà không mấy ai chú ý, Vì đôi khi cũng có cặn bẩn tích tụ ở van một chiều, khiến cho van bị kênh, xuất hiện hiện tượng nước bình nóng lạnh không nóng. Giải thích cho hiện tượng này là vì khi van 1 chiều bị kênh, nước nóng trong bình sẽ chảy ngược xuống hòa với nước lạnh và kết quả là không có mấy nước nóng để sử dụng.

Chúng ta sử dùng chất tẩy chuyên dụng đổ vào vòi của van, sau đó dùng vòi xịt bướng vào vòi của van để van 1 chiều được sạch sẽ không còn cặn bẩn. 

Cũng có một số trường hợp tựa tựa trường hợp này như bật bình nóng lạnh mà nước không nóng, mà không thấy nguồn điện hiện ở bình nóng lạnh thì thử đọc bài viết NÀY nhé! 

*Công cụ: nước, dung dịch vệ sinh.

4

Lau sạch và kiểm tra bình nóng lạnh

Sau khi sục xong, bạn lấy một chiếc khăn khô lau sạch toàn bộ bề mặt ngoài của bình nóng lạnh. Đặc biệt, phải lau cho vùng của núm chỉnh nhiệt độ được khô ráo. Sau đó, bạn có thể để bình nóng lạnh ra nơi khô ráo để bình được ráo nước hoàn toàn nhé.

Với trường hợp không tháo bình nóng lạnh xuống, bạn chỉ cần lau khô các vị trí mà tôi đã liệt kê ở kia.

Sau đó, tiến hành lắp lần lượt các bộ phận về vị trí cũ.

*Lưu ý: đừng quên sử dụng băng tan (cao su non) để quấn vào đầu van 1 chiều và các ống nước để hạn chế tình trạng rò rỉ nước nhé.

Sau khi lắp xong các nguồn điện, xoáy các ống nước và van về vị trí cũ, bạn hãy xoáy ống cấp nước (chưa kết nồi nguồn điện)

Chúng ta tiến hành mở vòi nước, để vòi sang phía nước nóng. Nếu có nước chảy ra là được.

Cuối cùng là kết nối với nguồn điện và sử dụng bình nóng lạnh tiếp.

*Công cụ: khăn khô, tua vít và mỏ lết.

Người gửi

quynhnga

Thông Tin công ty