Xử lý bình nóng lạnh không vào điện
Có phải khi các bạn đã kết nối nguồn điện đến bình nóng lạnh nhưng vẫn không thấy đèn không báo sáng và nước không nóng? Hay bình nóng lạnh hay bị nhảy role?
Còn với trường hợp bình nóng lạnh vào điện mà nước không nóng hay không vào điện mà không có nước nóng, bạn nên tham khảo thêm bài viết này nha!
Đọc thêm: Bình Nóng Lạnh Vào Điện Nhưng Không Nóng, Xử Lý Sao?
Với trường hợp này, thông thường, nguyên nhân là vì lỗi ở một bộ phận của bình nóng lạnh. Và vì có cấu tạo không quá phức tạp nên bình nóng lạnh cũng khá dễ để sửa chữa tại nhà. Vậy hãy cùng xem một số nguyên nhân cơ bản và cách xử lý bình nóng lạnh không vào điện nha!
Nguyên nhân bình nóng lạnh không vào điện và cách khắc phục
Nguồn điện có vấn đề
Nghi vấn đầu tiên chúng ta nên đặt ra là nguồn điện. Nguồn điện ở đây có thể là đường điện trong nhà hoặc do ổ cắm mà dây nguồn bình nóng lạnh.
Khắc phục :
- Để kiểm tra nguồn điện, đầu tiên, bạn hãy kiểm tra ổ điện mà bình nóng lạnh kết nối. Sử dụng kìm thử điện, đặt đầu bút vào ổ điện.
- Nếu tua vít thử điện sáng đèn, điều đó thể hiện nguồn điện ổn và việc cần làm tiếp theo là xem xét cục chống giật và bình nóng lạnh.
- Nếu tua vít không sáng đèn, bạn nên liên hệ với thợ lành nghề để kijp thời nắm bắt được tình trạng vaf đưa ra giải pháp khắc phục sớm nhất nhé.
Cục chống giật hoặc dây nguồn hỏng
Dấu hiệu: khi ấn nút bật ở cục chống giật mà có tiếng tách, đèn ở cục chống giật tắt hoặc nguồn điện ổn nhưng cục chống giật không lên đèn
Khắc phục:
- Chúng ta tiến hành tháo phần núm điều chỉnh bình nóng lạnh để kiểm tra.
- Tiến hành tháo dây nguồn, và đặt các đầu dây nhỏ cách xa nhau. Để an toàn hơn, bạn có thể dùng băng dính điện quấn các đầu dây nhỏ trong dây nguồn lại để đảm bảo an toàn.
- Sau đó, chúng ta tiến hành kết nối bình nóng lạnh đến nguồn điện. Nếu khi ấn nút bật trên cục chống giật mà sáng đèn, không tách thì thể hiện cục chống giật và dây nguồn không hỏng. Còn nếu vừa cắm lên mà nó vẫn tiếp tục kêu tách rồi tắt thì chúng ta sẽ phải thay cục chống giật và dây nguồn nhé!
- Một cách khác kiểm tra cục chống giật khác:Bạn ấn bút thử điện vào đầu của rơ le, nếu kìm thử điện sáng, điều đó thể hiện cục chống giật ổn và ngược lại
Rơ le bình nóng lạnh hỏng
Rơ le là đường nối, truyền điện từ cục chống giật đến sợi đốt. Và phần lớn nguyên nhân trường hợp bình nóng lạnh không vào điện là rơ le bình nước nóng bị hỏng.
Dấu hiệu: Bình nóng lạnh không lên đèn, mà nguồn điện, dây nguồn và cục chống giật không hỏng, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra nguyên nhân cuối.
Khắc phục :
Ta tiến hành ấn thử vào rốn của rơ le, nếu đèn ở rơ le sáng, chúng ta tiến hành đặt đầu bút thử điện vào hai đường nối rơ le đến sợi đốt.
- Nếu đèn ở tua vít sáng là rơ le không có vấn đề gì
- Nếu tua vít không sáng hay vừa ấn lên đèn đã tắt luôn, bạn nên thay rơ le, hoặc nếu cẩn thận hơn, hãy gọi thợ hay sử dụng dịch vụ sửa chữa uy tín nhé. Rơ le cũng có thể rơi vào tình trạng đã yếu, đèn sáng ở rơ le không còn chuẩn nữa
*Lời khuyên: với trường hợp bình nóng lạnh không lên đèn, có thể nguyên nhân là nguồn điện không ổn định, dây điện đứt,… Bởi vậy khi gặp trường hợp bình nóng lạnh không lên điện, bạn nên liên hệ với kỹ thuật viên hay cá nhân có chuyên môn để xử lý nhanh, an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Một số lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh
- Để hạn chế tình trạng bình nóng lạnh không vào điện, bạn cần lưu ý:
- Thường xuyên vệ sinh bình nóng lạnh định kỳ (1 năm – 1 lần)
- Điều chỉnh núm nhiệt độ ở nhiệt độ vừa phải, không nên đặt ở nhiệt độ cao nhất
- Hạn chế lắp đặt bình nóng lạnh ở nơi ẩm ướt. Nếu có đặt trong nhà tắm, cần đặt ở cao, cách xa nguồn nước.
- Thường xuyên dùng tua vít thử điện kiểm tra ở ổ cắm, dây nguồn và bình nóng lạnh
- Không sử dụng bình nóng lạnh qua đêm, bật liên tục trong nhiều giờ
Bình nóng lạnh không vào điện là trường hợp thường gặp trong quá trình sử dụng bình nóng lạnh. Nhưng khi nhận thấy các dấu hiệu như Huongdanthicong đã đề cập ở đầu, bạn hãy nhanh chóng đưa ra các phương án xử lý nhanh chóng. Bởi bình nóng lạnh thường được đặt trong nhà tắm, gần nơi ẩm ướt nên nếu không sớm khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến người sử dụng.