Cách lựa chọn loại móng nhà chắc chắn và phù hợp

Móng nhà và một số thắc mắc về móng nhà

Móng nhà là yếu tố chính quyết định ngôi nhà của ban có thực sự chắc chắn hay không. Cũng đã không ít các công trình vì không được chuẩn đoán đúng tình trạng móng, xây dựng nhà với cấu trúc vô cùng đồ sộ, dẫn đến công trình đang gần như hoàn thành đã phải ngưng ngay tức khắc. Với các công trình đã gần hoàn thành mà rơi vào trường hợp này sẽ gây thiệt hại rất nhiều cho chủ thầu và sự an toàn của người dân.

Bởi vậy, việc nắm chắc các kiến thức hay hiểu biết về móng nhà là vô cùng cần thiết cho bất cứ người làm nghề xây dựng.

Móng nhà là gì?

Móng nhà (móng nền) là một bộ phận quan trọng của tổng thể cấu trúc của một công trình, là cầu nối giữa mặt đất và công trình, đỡ tải trọng lớn từ công trình vào mặt đất, đảm bảo sự chắc chắc và thẳng đứng của công trình.

Để thi công được móng nhà, đòi hỏi rất nhiều ở người thợ sự tỉ mỏ cũng như sự chuẩn xác. Nhất là với giai đoạn giằng móng, với loại giằng móng thủ công, người thi công sẽ phải vô cùng cẩn thân, chú ý từng chi tiết vì làm thủ công sẽ dễ gây nhầm lẫn hơn so với sản xuất hàng loạt.

Các loại móng nhà phổ biến

Tùy vào cấu trúc và đặc điểm của công trình bạn muốn xây phù hợp với từng loại móng.

Móng nông

Móng nông (Shallow foundation) được xây trên hố đào trần, có chiều sâu rơi trong khoảng 1,5 ÷ 3m hay thậm chí là 5 ÷ 6m. Loại móng này phù hợp với các công trình với cấu trúc đơn giản, quy mô nhỏ như nhà cấp 2, nhà cấp 4,…

So với loại móng thứ 2 là móng sâu, móng nông sẽ ít phức tạp hơn. Bởi vậy, móng nông là sự lựa chọn hoàn hảo, không chỉ mang lại chất lượng vô cùng tốt của công trình mà còn có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng, chi phí xây nhà.

Móng nông sẽ chia thành các loại móng như:

Móng tường (Wall footing/strip footing)

  • Là loại móng chịu tải trọng chủ yếu từ tường, nằm ở ngay dưới bức tường, thường có chiều rộng gấp 2-3 lần so với tường.

Móng đơn / móng cốc (Isolated footing)

Là loại món có giá tiền rẻ nhất, chịu tải từ cột hoặc cụm côt, có dạng cột hoặc dạng bản. Tác dụng của móng đơn phụ thuộc vào thành phần cấu tạo hoặc mác bê tông. Móng đơn bao gồm 3 loại móng như trong ảnh:

Móng đôi ( Combined footing) 

Hiểu đơn giản là sự kết hợp của hai móng đơn, là đế móng của 2 trụ dính vào nhau.  Thay vì sử dụng 2 móng đơn (để vậy sẽ rất bất tiện cho công việc) thì người ta sẽ lựa chọn móng đôi.

Móng đôi

Móng băng (Strap footing)

Có cấu trúc gần như móng đôi, đặc điểm khác biệt so với móng đôi, dễ nhận biết nhất là sự kết hợp từ 2 móng đơn trở lên bằng một dải (thường được gọi là strap beam).

Mục đích của móng băng là có thể đỡ được toàn bộ kết cấu của tòa nhà.

Móng băng thường được thi công bằng phương pháp đào móng quanh khu vực thi công hoặc đào móng song song với nhau.

Sử dụng móng băng với chiều rộng móng trong khoảng <1.5m. Với các trường hợp có chiều rộng móng lớn hơn 1.5m, nên sử dụng các loại móng khác. Nếu  tạo của móng không hợp lý, rất có thể sẽ xuất hiện hiện tượng lún lệch.

Móng băng

Móng bè ( Mat foundation / Raft foundation )

Là loại móng có tất cả các đế móng dính vào nhau. Với tác dụng là chịu lực của toàn bộ ngôi nhà. Bởi có độ chắc chắn, móng bè có thể phân phối tải trọng của cả toà nhà xuống phần rộng của mặt đất, tránh hiện tượng lún không đồng đều nên loại móng này rất được ưa chuộng và số đông lựa chọn.

Móng sâu

Móng sâu (Deep foundation), ngay từ tên của nó đã nhận thấy được sẽ có độ sâu hơn móng nông. Móng sâu sẽ được hạ đạt tại độ sâu từ tầng lớp mặt (topsoil) đến tầng đất cái (subsoil)

Móng sâu thường được áp dụng cho các công trình có tải trọng và quy mô lớn như tòa nhà 8 tầng trở lên, trung tâm thương mại,… Và đặc biệt với vùng đất chịu tải trọng yếu, có chiều dày lớn hay lớp lớp đất có nhiều chướng ngoại vật thì người ta thường sẽ lựa chọn móng sâu.

Một số loại móng thuộc dạng móng sâu như:

Cách chọn móng nhà

Tải trọng công trình lên móng nhà

Yếu tố đầu tiên phải xét đến là tải trọng của công trình xuống móng nhà, trong đó phải kể đến khối lượng đồ nội thất, trọng lượng của công trình,…

Trong đó, phải chú ý nhất là tải trọng của công trình, thường người ta tính số tầng và vật liệu xây dựng. Nhà càng nhiều tầng, sử dụng các vật liệu xây dựng nặng thì tải trọng càng lớn. Bởi vậy, người thi công và gia chủ cũng cần phải trao đổi và ước lượng được những yếu tố đó.

Đặc điểm của nền đất

Đất có rất nhiều loại, có thể là đất cát, đất thịt, đất sét,…, mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau. Bên cạnh đó là tham khảo các yếu tố khác ở phần đất nền như mực nước ngầm, chiều dày lớp đất, khả năng chịu tải của đất theo độ sâu,…

Kết cấu móng nhà của các ngôi nhà xung quanh

Sau khi đã rõ 2 yếu tố trên, bạn cũng nên đi thăm hỏi xem kết cấu và loại móng nhà của các công trình lân cận. Thông thường, đặc điểm của nền đất tại 1 khu vực sẽ giống nhau, nhưng có thể vẫn xảy ra trường hợp đặc biệt. Bởi vậy, việc biết thêm kết cấu nền móng của các ngôi nhà lân cận cũng chỉ mang tính tham khảo.

Để đảm bảo được sự chính xác trong việc lựa chọn loại móng nhà phù hợp, tốt hơn hết, bạn vẫn nên nhờ sự trợ giúp  từ chuyên gia, những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng như kỹ sư, người khảo sát địa chất,…

Yêu cầu của móng nhà chắc chắn

Một móng nhà tốt, bền và chắc chắn sẽ phải đạt tiêu chuẩn của một số yêu cầu sau:

  • Địa điểm đào và xây móng không là khu vực triển khai thi công
  • Sử dụng nền cứng cho móng để tránh hiện tượng lún hay lệch móng.
  • Đào móng đủ sâu, đat đủ tiêu chuẩn sẽ tránh được các tình trạng không mong muốn như lệch móng, lún móng,…
  • Khu vực được chọn để thi công sẽ không bị can thiệp bởi bất cứ dự án xây dựng nào.

Loại móng nhà nào tốt nhất?

Nếu bạn mong muốn tìm loại móng nhà nào tốt nhất cho mình thì chắc chắn sẽ không có câu trả lời cụ thể, đáp ứng được luôn mong muốn của bạn.

Theo tôi, móng nhà tốt nhất chính là loại móng nhà phù hợp nhất với tình trạng đất và loại công trình mà bạn muốn xây dựng. Bạn cần phải khảo sát tình trạng của đất, đất có nhiều chướng ngoại vật, đất có bị bão hòa nước hay không,… Và cũng cần phải hiểu rõ đặc điểm của các loại móng, từ đấy mới có thể lựa chọn loại móng phù hợp được.

Để biết thêm đặc điểm cũng như sự phù hợp của các loại móng với loại đất nào, bạn hãy đọc các bài viết về các loại móng mà tôi có bôi xanh ở phía trên nhé!

Những lưu ý với móng nhà

Cách để nhận biết móng nhà yếu

Bởi móng nhà chính là một trong các yếu tố chsinh giúp cho ngôi nhà được chắc chắn và vững vàng. Bởi vậy, Huongdanthicong xin liệt kê một số dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Xuất hiện các vết nứt hoặc phồng của tường hay phần dưới cùng của tòa nhà (below grade)

  • Cửa sổ hoặc cửa ra vào bị nứt
  • Xuất hiện nước xâm nhập qua tường, sàn nhà hay tại các mối nối
  • Sàn của tầng hầm xuất hiện các lỗ hổng hoặc bị vênh

Nếu bất cứ trường hợp ở trên xuất hiện, bạn nên sớm nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên để kịp thời khắc phục nhé! Để lâu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người ở. Nhất là với những ngôi nhà, công trình lâu đời sẽ cần phải cẩn trọng hơn.

Có nên gia cố nền móng trước khi xây nhà mới trên nền nhà cũ?

Tin vui là bạn có thể xây nhà mới trên nền móng của nhà cũ! Nhưng bạn cần phải nhờ chuyên gia khảo sát tình trạng của móng nhà trước khi bắt tay vào thi công xây dựng nhà mới. Nếu móng nhà cũ vẫn đảm bảo chất lượng cũng như phù hợp với đặc điểm của công trình bạn chuẩn bị thi công thì bạn có thể tận dụng móng cũ.

Và trước khi bắt đầu xây dựng, bạn cũng cần phải gia cố nền móng. Tùy vào diện tích của móng cũng như công trình mới. Nếu công trình mới có độ rộng hơn so với nhà cũ thì việc bạn phải mở rộng nền móng là bắt buộc.

Rễ cây có ảnh hưởng xấu đến móng nhà không?

Rễ cây xâm nhập vào các tấm bê tông là trường hợp không quá xa lạ. Mọi người thường cảm thấy lo lắng rễ cây lớn có thể làm ảnh hưởng xấu đến móng nhà. Nhưng rễ cây có thực sự là nhân tố đáng báo động?

Câu trả lời là có và không!

Có, nếu là loại cây thuộc rễ cọc, cây gỗ. Khi cây phát triển, già và lớn như cây cổ thụ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc rễ cây cắm sâu, lớn và chắc chắn hơn. Khi đó, rễ cây đã đủ khỏe để chèn ép nền móng. Và sẽ rất nghiêm trọng nếu như móng nhà có sẵn các vết nứt nhỏ, rễ cây sẽ khiến quá trình nứt của móng nhà nhanh hơn (giảm tuổi thọ của móng nhà).

Không, nếu như cây thuộc loại rễ chùm hoặc rễ cọc nhưng mang đặc tính cao vừa, rễ không cắm quá sâu.

Tốt hơn hết, hạn không nên trồng cây lớn hay lâu năm trong nhà hay quá gần. Trồng cách móng nhà trong khoảng 17 phân trở lên sẽ đảm bảo an toàn hơn cho móng nhà cũng như ngôi nhà của bạn.

 

Móng nhà có vai trò quan trọng là điều ai cũng biết. Nhưng đi sâu vào vấn đề, khi phải chuẩn bị cho một công trình thì không hề dễ chút nào. Chúng tôi cũng mong rằng qua bài viết này, các bạn cũng có thể hiểu hơn về móng nhà, cũng như đưa ra quyét định tốt nhất dành cho ngôi nhà tương lai của bạn. Chúc bạn may mắn!

Người gửi

quynhnga

Thông Tin công ty