Chi Phí Làm Nhà Kính 1000m2 Là Bao Nhiêu

Làm hệ thống nhà kính ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Trong những năm gần đây giúp trồng các sản phẩm nông nghiệp như rau, củ , quả… được chăm sóc một cách đầy đủ và tạo ra được nguồn rau sạch cho thị trường. Vậy Chi Phí Làm Nhà Kính 1000m2 Là Bao Nhiêu Tiền hãy cùng huongdanthicong.vn tìm hiểu nhé.

Vật Liệu Làm Nhà Kính Gồm Những Gì?

Nếu như bạn đã đi nhiều nhà kính và quan sát có thể thấy một quy mô nhà kính thông thường có diện tích ít nhất là 1000m2 và chúng đều được thiết kế và xây dựng khá quy mô, bao gồm những bộ phận sau:

vật liệu nhà kính

  • Móng trụ: đây là bộ phận quan trọng nhất cần phải nghiên cứu để làm thật cố định và chắc chắn, nó ảnh hưởng đến khả năng chịu được các trọng lượng gió và mưa đồng thời nó còn giữ cố định cho hệ thống nhà kính nên điều đầu tiên là phải có những khối bê tông cực chắc chắn.
  • Các cột xung quanh: những cây cột này cong thùy thuộc vào thiết kế đưa ra có thể dùng thép hoặc mạ kẽm hình tròn để các thiết kế thêm phần chắc chắn hơn.
  • Mái vòm: Hệ thống mái vòm sẽ được làm cố định và chắc chắn nhằm tăng khả năng che chắn và bảo vệ cũng như đảm bảo được lượng ánh nắng mặt trời chiếu qua cho cây trồng. Mái vòm này phải cung cấp lượng ảnh sáng tốt cho sự phát triển của cây.
  • Hệ thống cửa: cửa ra vào có thể được làm bằng cửa kéo hoặc trượt, tuy nhiên cần kín để côn trùng không thể vào được.
  • Màng che côn trùng: những tấm màng này được dùng để che chắn bên ngoài và có thể sử dụng màng lưới hoặc các tấm fiml để nẹp chúng lại, che chắn không cho côn trùng vào.

Đặc Điểm Của Hệ Thống Nhà Kính

Đất

Đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc trồng cây nông nghiệp hay công nghiệp, không chỉ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đầy đủ và đúng liều lượng mà cần có những phương pháp cải tạo đất.

Đối với quy mô nhà kính sẽ khó khăn tỏng việc dùng máy để làm tơi xốp đất chính vì vậy phải dùng tay hoặc hệ thống máy móc nhỏ để làm tơi xốp đất, bón phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.

Côn trùng và dịch bệnh

Trồng cây nông nghiệp trong nhà kính không có nghĩa là cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, vào mùa hè nhiệt độ trong nhà kính sẽ rất cao và ban đem nhiệt độ sẽ xuống thấp nên sử dụng rèm che để có thể bảo vệ không cho côn trùng cũng như hạn chế dịch bệnh tiếp xúc với cây.

Chất lượng cây trồng

Có thể nói khi trồng cây trong nhà kính thì chất lượng sẽ đồng đều hơn, có thể che mưa và hạn chế tình trạng mưa nhiều và chất lượng ra kém, đồng thời nhà kính cũng có những nhược điểm đó chính là làm giảm ánh sáng cung cấp đến cây nên có thể chất lượng cũng sẽ phần nào không được như ý.

chất lượng cây trồng của nhà kính

Lợi Ích Của Nhà Kính

Với việc xây dựng nhà kính và áp dụng kỹ thuật hiện đại vào canh tác giúp người nông dân có thể kiểm soát được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng như nhiệt độ, ánh sáng và sâu bọ. Đồng thời chúng được thiết kế tinh tế và phù hợp nên có thể tiết kiệm được chi phí về vật tư cũng như thi công về nội thất.

Có thể mở rộng thêm được nhiều vụ trồng trọt trong năm, trồng thêm rau trái để mang lại giá trị kinh tế cao hơn do đó tạo một môi trường phù hợp. Tăng năng suất cây trồng sẽ dẫn đến việc người nông dân thu về lợi nhuận sẽ cao hơn.

Kiểm soát được sâu bệnh và côn trùng có thể tối ưu được thuốc bảo vệ thực vật và tiết kiệm được số lượng công lao động một cách đáng kể.

Thiết Kế Nhà Kính Nông Nghiệp

Nông nghiệp hiện là lĩnh vực có đóng góp chủ chốt cho nền kinh tế Việt Nam. Những phương pháp và sáng chế mới đươc khuyến khích áp dụng để cải tiến quá trình phát triển nông nghiệp.

thiết kế nhà kính

Thiết kế nhà kính cũng là một trong những phương pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân, mô hình này đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều tỉnh thành ở nước ta.

Năng suất nông nghiệp luôn bị ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, khiến hiệu quả sản xuất kém đi tính bền vững và ổn định.

Nhận thức được vấn đề này, mô hình thiết kế nhà kính nông nghiệp ra đời được xem như là một giải pháp hữu hiệu. Ngoài ra, với nhà kính bạn còn có thể kiểm soát được lượng khí carbonic, khí oxy, từ đó chủ động điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp nhất với sự phát triển của cây trồng, đem lại hiểu quả kinh tế cho người canh tác.

Ưu Và Nhược Điểm Của Nhà Kính

Ưu điểm và nhược điểm của thiết kế nhà kính trồng rau sạch:

Ưu điểm

  • Hạn chế được nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất canh tác đó là điều kiện thời tiết, đặc biệt tại đất nước có khí hậu thay đổi liên tục và khắc nghiệt như Việt Nam. Giảm thiểu tác động từ nhiệt độ cao của mùa hè và những cơn mưa lớn gây dập nát rau vào mùa đông.
  • Nhờ vào đặc điểm có thể tác động đến các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ,… nên thiết kế nhà kính đảm bảo năng suất bền vững tốt hơn.
  • Thiết kế nhà kính giúp che chắn rau trồng khỏi sự phá hoại của sâu bọ, giảm thiểu được liều lượng thuốc trừ sâu phải dùng, có thể phát triển theo hướng trồng rau sạch. Xu hướng trồng rau sạch không thuốc trừ sau đang được người tiêu dung rất ưa chuộng, rau trồng có giá thành tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và tốt cho sức khỏe của người tiêu dung.

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư xây dựng nhà kính là không hề nhỏ khi so sánh với canh tác nông nghiệp truyền thống.
  • Tiêu hao cho việc sửa chữa cũng không hề thấp vì vậy cần cẩn trọng trong khâu thiết kế ban đầu và bảo dưỡng tốt trong quá trình sử dụng.
  • Hạn chế khác của thiết kế nhà kính là diện tích nhỏ, chỉ giới hạn trong khoản 500 -1100m2. Điều này gây trở ngại nếu có nhu cầu trồng rau với số lượng lớn.

Chi Phí Làm Nhà Kính 1000m2 Là Bao Nhiêu Tiền?

Để có thể lắp đặt được hệ thống nhà kính cần chịu chi phí từ 220.000 đến 1.500.000/m2 tùy vào thiết kế và chất lượng. Chưa kể hệ thống giàn tưới và cửa, việc lắp hệ thống nhà kính chi phí nhiều nhưng có thể sử dụng được nhiều năm.

Số vốn cũng sẽ nhanh chóng được thu hồi lại bởi nguồn rau sạch được cung cấp giúp tăng năng suất và giá cả trên thị trường ổn định.

Như vậy với tổng diện tích là 1.000m2 thì hệ thống nhà kính sẽ có giá từ 500.000 – 1 tỷ đồng tùy thuộc vào quy mô cũng như hệ thống của từng nhà kính.

Người gửi

stex

Tôi hy vọng những bài viết mà các bạn đang đọc mang lại giá trị mà các bạn cần tìm.

Thông Tin công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *