Hướng Dẫn Chống Giật Bình Nóng Lạnh Chỉ 03 Bước

Chống giật bình nóng lạnh

Hướng dẫn chống giật cho bình nóng lạnh

Tình trạng điện nhiễm nước do rò rỉ từ bình gây ra nhiều hậu quả, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng. Vì là vật dụng được duy trì hoạt động bằng điện, thường được lắp đặt tại vị trí ẩm ướt nên việc bảo đảm vật dụng được cách điện, chống giật là vô cùng cần thiết.

Vậy làm cách nào để chống giật cho bình nóng lạnh? Hãy đọc nội dung bên dưới nhé!

Nguyên nhân gây ra bình nóng lạnh rỉ điện

Bình nóng lạnh bị rò rỉ điện

Một số nguyên nhân phải kể đến, bạn đọc hãy quan sát và xem xét kĩ tình trạng bình nóng lạnh nhà mình nhé!

Do thanh mayso bị rò điện

Thanh mayso hay thanh sợ đốt, là bộ phận dùng để đun nóng nước trong bình. Thanh sợi đốt bị rò điện là do đã được sử dụng lâu ngày và khi điều chỉnh nhiệt độ của bình cao đến mức cao nhất, khiến cát thạch anh bị giãn nở, gây nứt vỡ lớp cặn bán và nứt vô cách điện và gây rò điện.

Áp suất cap, nước rò núm điều chỉnh nhiêt.

Khi chúng ta bật bình nóng lạnh ở nhiệt độ quá cao hoặc bật liên tục 24/24, áp suất trong bình nóng lạnh cao, làm xuất hiện tình trạng rò rỉ nước ở bình nóng lạnh.

Nếu nước rò rỉ ra van một chiều thì không ảnh hưởng nhiều đến người dùng, có thể sử chữa. Còn nếu nước chảy ra phía núm điều chỉnh, rất có khả năng dòng nước rò rỉ đó sẽ nhiễm điện.

Do lớp dây cách bằng xứ lõi thanh so sai

Không chỉ bình nóng lạnh cũ rỉ điện mà bình nóng lạnh mới cũng có thể. Nguyên nhân phần lớn là do người thợ lắp sai hoặc lỗi sản phẩm. 

 

Bộ chống giật bình nóng lạnh có thực sự giúp người dùng “chống giật”?

Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu được nguyên lý hoạt động của dây chống giật bình nóng lạnh: cục chống giật sẽ tự ngắt khi có dòng điện rò trên 30ml ampe – ngưỡng ảnh hưởng đến con người (tùy loại dây chống giật) xuống đất hay có người bị giật điện.

Nên khi có người bị giật, cục chống giật mới ngắt điện. Vậy dây chống giật có thực sự giúp người dùng bình nóng lạnh được an toàn?

Câu trả lời là không và có. Không thì như tôi đã nói ở trên. Dây chống giật thực sự bảo vệ người dùng khỏi giật điện thì cần phải nối dây tiếp đất. Đây là việc mà bất cứ gia đình nào cũng cần phải thực hiện. 

Với những gia đình chưa hay sắp lắp bình nóng lạnh, đừng quên nhắc người thợ nối dây tiếp đất nhé, vì thường họ sẽ không chủ động lắp.

 

Nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh

Dây tiếp đất

Dây tiếp đất (dây tiếp địa) đúng như cái tên của nó, là dây điện kết nối mặt đất với thiết bị sử dụng điện như bình nóng lạnh, điều hòa,… nhằm nhận biết và giải quyết rò rỉ điện, giúp người dùng được an toàn tuyệt đối.

Bài này tôi chỉ đề cập về lắp dây tiếp đất cho bình nóng lạnh. Khi chúng ta lắp dây tiếp đất cho bình nóng lạnh, khi có bất cứ vấn đề về điện từ bình nóng lạnh, cục chống giật sẽ ngắt ngay lập tức chứ không đợi khi điện thực sự truyền xuống nước hay ai đó bị giật.

Chuẩn bị các vật liệu cần thiết:

Tiếp đất (tiếp mass) có công cụng như tôi đã nhắc ở trên, chỉ cần chút dấu hiệu của rò rỉ điện, nó sẽ khiến cục chống giật của bình nóng lạnh ngắt ngay lập tức. 

Đầu tiên, Huongdanthicong xin liệt kê các vật dụng cần thiết cho quá trình lắp dây tiếp đất bình nóng lạnh (trong quá trình thi công có thể cần bổ sung thêm các công cụ hay vật liệu khác):

  • Búa và đinh
  • Dây điện
  • Tua vít thử điện
  • Băng dính cách điện 
1

Kiểm tra bình nóng lạnh rỉ điện

Bạn tiến hành tháo núm điều chỉnh nhiệt độ ra (không cần đóng nguồn điện hay nguồn nước) Bạn hãy lấy kìm thử điện, chạm đầu bút vào 2 đầu dây maiso, bên nào sáng thì là đầu dây lửa. 

Bạn hãy chuẩn bị một đoạn dây điện, đã gỡ vỏ dây. Chúng ta tiến hành mắc dây điện tại cực dây lửa. Sau đó, đặt đầu dây còn lại len van 1 chiều.

Sau đó, đặt đầu bút thử điện lên van 1 chiều, nếu đèn báo sáng, bình nóng lạnh của bạn đang rò rỉ điện. 

*Công cụ: bút thử điện, đoạn dây điện. 

2

Đóng đinh lên tường và nối dây

Bạn sử dụng búa, cố định một chiếc đinh lên tường. Bạn nên lựa chọn đóng đinh gần bình nóng lạnh (khoảng 10cm), sao cho khi nối dây được gọn gàng.

Sau đó, chúng ta tiến hành lấy một đoạn dây điện, buộc một đầu vào đinh. Đầu còn lại, bạn hãy cố định ở van 1 chiều: vặn lỏng ốc ở van 1 chiều, dùng đầu dây còn lại quấn và vặn đinh chặt lại.

Sau đó, chỉnh dây điện sao cho được gọn gàng. 

*Công cụ: búa, đinh, dây điện, tua vít. 

Người gửi

quynhnga

Thông Tin công ty