Quy trình đổ bê tông cột (chi tiết từng bước)

Đổ bê tông cột

Quy trình đổ bê tông cột (chi tiết từng bước)

Đổ bê tông cột như thế nào thì chuẩn chỉnh? Ngôi nhà của bạn hay bất cứ công trình nào cũng đều cần được thi công chính xác và hiệu quả nhất. Vậy các bước đổ bê tông cột chi tiết ra sao và một số điều không thể bỏ qua trong quá trình đổ bê tông cột, cùng tìm hiểu nhé!

Khắc phục một số hiện tượng sau khi đổ bê tông cột

 Phân tầng sau khi đổ bê tông cột

Hiện tượng phân tầng khi đổ bê tông cột là gì?

Đây là hiện tượng các phần tử nặng trong bê tông lắng xuống, tạo thành hai lớp riêng biệt. Điều này sẽ khiến cho cột chất lượng kém, không được chắc chắn.

Phân tầng bê tông cột
Hiện tượng phân tầng bê tông

Vậy khắc phục hiện tượng phân tầng khi đổ bê tông cột như thế nào?

Khi ghép hộp cột, chúng ta có thể đổ vài xô vữa xi măng cát. vữa xi măng trước rồi mới bắt đầu quá trình đổ bê tông. 

Lớp vữa xi măng cát này có tỷ lệ xi măng – cát là ½ hoặc ⅓. 

Đổ bê tông cột bị rỗ

Hiện tượng rỗ bê tông cột
Hiện tượng rỗ bê tông cột
  • Với các vết rỗ nhỏ, chiều sâu không lớn, chúng ta sẽ tiến hành đục và trát vữa xi măng.

B1: Đục toàn bộ các viên đá, sỏi và vữa tại chỗ rỗ, phun nước và thấm khô.

B2: Sử dụng vữa xi măng cát có cấp phối 1:2 hoặc 1:2,5 trát kín. Khi trát, dùng bay miết mạnh hoặc vẩy để vữa bám chắc.

*Với kết cấu yêu cầu có độ chống thấm cao, trát và bằng một lớp vữa polyme hoặc vữa sợi composit.

* Với vết rỗ nông nhưng ở diện rộng, nên dùng súng phun vữa.

  • Với cột bê tông rỗ sâu, những lỗ rỗ chạm đến cốt thép với mật độ dày, nên tiến hành đổ bê tông cột lại từ đầu để đảm bảo an toàn. 
Cột bê tông rỗ sâu
Cột bê tông rỗ sâu

Chuẩn bị và kiểm tra 

Trước khi đi vào quá trình đổ cột bê tông, cần phải thực hiện kỹ lưỡng một số bước để giảm thiểu sự sai sót và cũng giúp cho quá trình thi công được thuận lợi, đạt được thành quả tốt nhất.

Một số mặt cần được tính toán kỹ lưỡng:

  • Tính toán mặt bằng thi công và khoanh vùng khu vực thi công để không ảnh hưởng đến khu vực khác.
  • Kiểm tra sàn đổ bê tông đã đạt chuẩn về độ nhẵn và không ngập nước.
  • Nhân lực: cần tính toán số lượng thợ dựa vào chi tiết của công trình như số lượng công việc, độ khó của công việc,…
  • Máy móc, thiết bị máy móc hỗ trợ: dựa vào tình hình khu vực thi công để xác định được số lượng và loại máy móc cần sử dụng. Một số máy móc không thể thiếu như xe đổ bê tông, phễu đổ bê tông, ống vòi voi đổ bê tông, màng pe đổ bê tông,…
  • Dọn dẹp sạch sẽ khu vực chuẩn bị thi công. Phun và rửa sạch vẽ bề mặt cốp pha. Cần phải vệ sinh sạch sẽ để tránh giữ tạp chất bên trong, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình, nếu không bạn sẽ phải làm lại chống thấm sàn mái.

Một số tiêu chuẩn cho cốp pha, cốt thép: 

Cốp pha làm khuôn đổ bê tông cột
Các khuôn cốp pha
  • Cốp pha phải có độ kín tốt, người thực hiện phải lưu ý tránh gây mất nước khi đổ.
  • Cốp pha phải được lắp đặt chắc chắn, được chống, neo và rọi đảm bảo cho cốp pha không bị nghiêng hay phình, đảm bảo không bị bật hay nghiêng chân khi đang thực hiện đổ bê tông
  • Vị trí của chân cốp pha phải được xác định và đặt một cách chính xác.
  • Cốt thép: được đan đúng kỹ thuật, chất liệu đạt yêu cầu và phải được đảm bảo về độ dài và độ phủ.

Cốp pha là gì? Tham bảo bài viết Này nhé! 

1

Đổ bê tông

 

  • Đổ 1 lớp vữa xi măng dày/ vữa xi măng cát khoảng 10-20cm để tránh tình trạng lớp dưới của cột bị rỗ (do các cốt liệu thường ứ đọng ở đáy)
Vữa để đổ bê tông
Vữa xi măng
  • Đưa bê tông vào khối đổ đi qua cửa đổ với máng đổ cẩn thận, từ từ. Thực hiện đổ  cột bê tông từ từ với chiều cao đổ bê tông không quá 2m, tránh văng bê tông ra ngoài.
2

Dầm đùi và điều chỉnh

  • Khi đổ bê tông được lưng chừng, sử dụng đầm dùi để đổ bê tông, phải giữ cho đầm được thẳng đứng. Mỗi lớp bê tông được đổ phải có chiều sâu trong khoảng 30-50cm, thời gian thực hiện đầm từ 20-40s.

Khi đổ bê tông cao tới miệng cửa nhỉ, phải đóng kín cửa bằng một tấm ván đã được gia công từ trước.

  • Sau khi đổ bê tông và đầm, phải quan sát và chỉnh lại vị trí cốt thép (theo tim cột). Bởi vì quá trình đầm thường gây xô lệch, lệch tim sẽ rất mất thời gian và khó xử lý khi bê tông đã ninh kết. 
  • Đợi khoảng 1-2 ngày thì dỡ cốp pha, trong thời tiết, nhiệt độ rơi trong khoảng 20-30*C
Dỡ cốp pha
Tiến hành dỡ cốp pha khi cột bê tông khô
3

Bảo dưỡng bê tông cột

Bảo dưỡng cột bê tông là gì?

Bảo dưỡng cột bê tông là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình đông kết và hóa cứng của bê tông, không được để cho bê tông khô trắng mặt. 

Nếu không bảo dưỡng bê tông, bê tông khô trắng mặt, dễ bị rạn nứt, gây ảnh hưởng xấu đến cả công trình.

Vậy bảo dưỡng cột bê tông như thế nào?

  • Với ngày đổ bê tông cột, trời nắng, cần phải che phủ bề mặt.
  • Tưới nước cho cột bê tông: cứ 3 giờ thì tưới 1 lần, liên tục trong 7 ngày đầu. Ban đêm tưới ít nhất 2 lần, những ngày sau tưới mỗi ngày 3 lần.

*Khi tưới, cần chú ý:

  • Sử dụng phương pháp phun sương, không được tưới trực tiếp lên cột bê tông. 
  • Nước dùng để tưới phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông.

 

Một số lưu ý khi đổ bê tông cột 

bê tông cột

  • Kết cấu trộn có cửa nên thợ đổ bê tông tới đâu phải bịt cửa, tránh trào ra ngoài và đổ phần trên.
  • Chỉ đổ bê tông cột nhà khi bê tông móng cột đông cứng.
  • Cần dội nước xi măng pha loãng trước khi đổ bê tông để hai phần bê tông cũ và mới dễ liên kết với nhau. 
  • Đối với các cột sát với tường khác, cần chèn tấm xốp thay cho vị trí tấm cốp pha sẽ tiếp xúc với tường. Sau khi đổ xong, có thể bỏ luôn, không cần tháo dỡ.
  • Chiều dày mỗi lớp đổ không được vượt quá 30cm.

Người gửi

quynhnga

Thông Tin công ty