Hướng Dẫn Thi Công Băng Cản Nước

Hiện nay với các công trình có khối lượng thi công lớn. Thì không thể nào thiếu giải pháp chống thấm bằng băng cản nước. Vậy làm cách nào để thi công băng cản nước để đảm bảo được tính chống thấm. Sau đây https://huongdanthicong.vn xin hướng dẫn thi công băng cản nước, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Băng Cản Nước Là Gì?

Băng cản nước hay còn gọi là thanh cản nước, tấm chắn nước hoặc tên tiếng Anh là Waterstop hay Waterbar. Hiểu một cách đơn giản và khái quát nhất thì băng cản nước là sản phẩm có tác dụng kết dính mạch ngừng mối nối bê tông, chống thấm và cản nước hiệu quả cho các công trình. Tác dụng của băng cản nước rất tốt theo đánh giá của các đơn vị thi công xây dựng các công trình hiện nay.

Băng cản nước ngày càng trở nên phổ biến trong thi công xây dựng và đổ bê tông công trình.

Sản phẩm này thường được làm từ nhựa PVC nguyên chất hoặc PVC hóa dẻo để đảm bảo độ kết dính hiệu quả với các mạch ngừng trong thi công xây dựng và mang tới độ bền, tuổi thọ vượt trội trong các công trình. Các dòng băng cản nước phổ biến hiện nay có thể kể đến như băng cản nước PVC hay băng cản nước Sika (Sika Waterbar).

Công Dụng Băng Cản Nước

Băng cản nước chống thấm ngoài mục đích ngăn cản nước rò rỉ, làm bịt kín các khe giãn nở cũng như các khe nối của các tấm bê tông khi được đổ tại chỗ. Thì các băng cản nước trong chống thấm còn có khá nhiều tác dụng khác nhau như:

  • Giúp việc thi công các tấm bê tông lớn, bê tông có kích thước phức tạp trở nên dễ dàng, đạt hiệu quả cao hơn.
  • Làm giảm đi tình trạng co ngót, giảm đi hiệu suất nhiệt độ làm thủy hóa xi măng khi thực hiện thi công có kích thước lớn làm nứt bê tông.
  • Với điều kiện khí hậu của nước ta, thì việc sử dụng băng cản nước trong chống thấm sẽ tạo ra các mạch ngừng khi thi công bê tông liền khối.
  • Giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí, tránh sử dụng lãng phí quá nhiều cốt pha.

Kinh Phí Lắp Đặt Băng Cản Nước

Tùy thuộc vào từng loại địa hình và kinh phí cơ bản của những công trình thi công khác nhau giúp cho mục đích chống thấm đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.

Lắp đặt băng cản nước cần được chú trọng thật kỹ thông số kỹ thuật của mạch ngừng để tránh khỏi những sai sót và hậu quả làm cho mạch ngừng và mối nối bê tông không được chắc chắn và độ kết dính kém sau này, mối nối băng cản nước cần phải sử dụng dao hàn băng cản nước.

Trường hợp đối với các công trình thi công đê điều hay cao ốc cần độ dài băng cản nước chống thấm lớn cần tính toán và chọn được nhà cung cấp tấm cản nước giá tốt và chất lượng nhất nhằm giảm chi phí thi công xuống thấp nhất.

Với các loại công trình ngầm thì cần nên chọn lựa được những loại băng cản nước phù hợp như sika hoặc băng cản nước pvc sao cho quá trình chống thấm tốt nhất.

Cần Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Thi Công Băng Cản Nước

Khâu chuẩn bị rất quan trọng bởi nó quyết định lớn đến hiệu quả thi công chống thấm. Theo đó bạn cần chuẩn bị tốt bề mặt thi công cũng như các vật liệu cần thiết, cụ thể:

Chuẩn Bị Mặt Sàn

Vệ sinh sạch sẽ diện tích sàn, bề mặt cần chống thấm, nhất là ở tường hay trần nhà nhằm mục đích tăng độ bám dính vật liệu chống thấm. Cần đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn, rêu, nấm mộc, rộp, tạo mặt phẳng lì, đối với các tòa nhà có diện tích lớn thì có thể sử dụng máy vệ sinh công nghiệp để xử lý nhanh hơn.

Riêng ở vị trí cổ ống nước thì bạn cần đục tạo rãnh để vệ sinh sạch sẽ hết các bụi bẩn rác thải hay vụn vữa bám ở đó trước khi đổ vữa mới để trám kín khe hở.

Những Vật Liệu Cần Thiết Để Thi Công

Quy trình thi công băng cản nước PVC Waterstop (hay xử lý mạch ngừng thi công) thì chúng ta vật liệu như sau:

Sika Waterbar dạng “V” (dùng cho mạch ngừng) – tiêu biểu là Sika Waterbar V-20

Sika Waterbar V-20
Sika Waterbar V-20

Sika Waterbar dạng “O” (dùng cho khe co giãn) – tiêu biểu là Sika Waterbar O-20

Sika Waterbar O-20
Sika Waterbar O-20

Hai loại trên là dạng băng cản nước bằng PVC đàn hồi dùng để trám khe nối thi công mang thương hiệu Sika.

Sika Hydrotite CJ là vật liệu trám khe trương nở khi tiếp xúc với nước dùng để chặn nước.

Sika Hydrotite CJ
Sika Hydrotite CJ

Sikaflex Construction AP là chất kết dính Sika Hydrotite CJ với bề mặt.

Sikaflex Construction AP
Sikaflex Construction AP

Những Dụng Cụ Cần Thiết Khi Thi Công

Dao hàn nhiệt

Tính năng của dao: dao chuyên dụng để hàn các loại băng cản nước dạng V và dạng O dùng để chống thấm cho mạch ngừng và khe co giãn.

Sikaflex Construction AP
Sikaflex Construction AP

Cách sử dụng dao:

  • Lắp đặt hệ thống giá đỡ băng cản nước PVC theo tiêu chuẩn của từng loại O – V theo thiết kế
  • Tiến hành đưa băng cản nước vào vị trí. Liên kết băng cản nước với giá đỡ bằng thép buộc 1 mm. Khoảng cách buộc nhỏ hơn hoặc bằng 500 mm.
  • Dùng dao hàn điện để tiến hành việc hàn hai đầu băng cản nước tại công trường.
  •  Đốt nóng cùng lúc hai đầu mối hàn bằng hai mặt dao của dao hàn cho đến khi băng PVC trở nên chảy đều.
  •  Lấy dao hàn ra và lập tức ghép hai đầu mối hàn lại với nhau, độ chống lên nhau tối thiểu 10 cm.
  •  Giữ chặt mối nối cho đến khi phần PVC bị đốt nóng chảy khi nãy nguội và rắn đặc lại.

Súng bắn keo Sikaflex

Tính năng của súng: loại súng được sử dụng chuyên dùng để bơm các sản phẩm keo Sikaflex Construction AP hoặc Sikaflex PRO 3WF, là trợ thủ đắc lực cho đường keo luôn chính xác.

Súng bắn keo Sikaflex - ứng dụng vào thi công băng cản nước
Súng bắn keo Sikaflex

Cách sử dụng súng:

  • Việc tháo lắp và bơm cũng đơn giản đó là tháo đầu bơm, kéo cần, đưa tuýp keo Sikaflex đã cắt đầu và lắp vào, lắp đầu vòi vào và tiến hành bơm keo vào khe cần trám
  • Đầu tiên là đo khoảng cách chỗ cần dán keo để cắt phần đầu tuýp keo theo như kích thước của chỗ cần dán.
  • Đặt tuýp keo vào bên trong súng, sau đó bóp nhẹ cò súng cho tới khi cần đẩy dịch chuyển dần vào bên trong bệ tuýp kéo.
  • Bóp nhẹ cò súng cho tới khi cần đẩy tiếp xúc với màng bơm. Tránh bóp súng quá mạnh nếu không keo sẽ trào ra khỏi miệng ống.

Xử Lý Mạch Ngừng Thi Công

  • Bơm một đường dài Sika Swell S2 lên bề mặt bê tông
  • Dán Sikaflex Construction AP lên chất kết dính Sika Swell S2

Hướng Dẫn Thi Công Băng Cản Nước

Thực tế, việc chống thấm với băng cản nước không quá khó nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ không đem lại hiệu quả, hoặc thậm chí chỉ một thời gian là hỏng. Do đó cần phải thực hiện chống thấm đúng quy trình, đúng kỹ thuật mới đạt kết quả cao nhất.

Bước 1. Định vị vào ván khuôn

Băng cản nước dạng “V” có thể sử dụng ván khuôn hai phần tách rời. Phương pháp này cho phép một nửa băng cản nước nhô ra ngoài trong khi nửa còn lại sẽ bị đổ bê tông. Băng cản nước Waterbar sẽ được giữ chặt giữa các ván khuôn.

Băng cản nước dạng “O” có thể sử dụng ván khuôn hai phần tách ra. Tuy nhiên khi thi công băng cản nước cho khe co giãn, điều quan trọng là phần hình chữ “O” rỗng không bị lấp trong bê tông. Phương pháp này giúp cho băng cản nước “O” có thể co giãn được.

Bước 2. Gắn vào cốt thép

Trên băng cản nước có những lỗ nhỏ, các lỗ này sẽ định vị vào cốt thép bằng dây kim loại và nhờ đó đảm bảo băng cản nước không bị dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông. Cứ 1 mét băng cản nước thì nên được cố định tại 3 điểm. Có thể dùng ván khuôn 2 phần không tách rời để dựng ván khuôn.

Bước 3. Đổ bê tông giai đoạn thứ nhất

Băng cản nước chỉ thực hiện tính năng của mình khi cả hai mặt đều nằm sau trong bê tông. Phải dầm kỹ để tránh bê tông bị rổ tổ ong.

Độ sệt của bê tông không được quá dẻo hoặc quá cứng và cốt liệu có thành phần cỡ hạt thích hợp.

Cần cẩn thận khi đổ bê tông tươi ở những nơi gần băng cản nước nếu không băng cản nước Waterstop phải chịu áp lực của bê tông tươi chẳng hạn như một đầu có thể bị gập lại. Để tránh tình trạng này áp lực bê tông ở hai bên PVC Waterstop phải bằng nhau.

Bước 4. Đổ bê tông giai đoạn thứ hai

Cần cẩn thận khi tháo dỡ ván khuôn ở chung quanh Sika Waterbars.

Phần cuối của băng cản nước phải được kiểm tra cẩn thận tránh không bị rổ tổ ong ở điểm dừng và nếu cần thiết thì phải sửa chữa.Phải làm sạch phần bê tông bị vương vãi trên Waterbar từ đợt đổ bê tông lần thứ nhất.

Quy trình thi công tiếp theo được thực hiện như ở giai đoạn thứ nhất.

Bước 5. Hàn

Dùng dao hàn điện của Sika để tiến hành việc hàn tại công trường. Hiện nay có 2 cách hàn băng cản nước đó là hàn chống và hàng đối đầu.

Hàn chồng:

Dùng dao bén cắt vuông góc 2 cạnh hàn nối. Đặt 2 cạnh hàn nối nằm trên một mặt phẳng.

Dùng dao hàn điện Sika hàn đủ nóng chảy. Ép 2 cạnh cần hàn nối vào 2 mặt của lưỡi dao hàn điện, chờ cho 2 cạnh hàn nóng chảy khoảng 5mm mỗi bên (khoảng 60 giây).

Rút dao hàn ra và ép 2 cạnh nối dính lại với nhau. Chờ khoảng 3 phút cho vết hàn nguội đi.

hàn chồng băng cản nước
hàn chồng

Hàn đối đầu:

Đốt nóng cùng lúc hai đầu của mối hàn bằng hai mặt của Dao hàn điện Sika khi lớp băng cản nước đã chảy đều, lấy dao ra và ép chặt hai mối nối vào nhau giữ chặt cho đến khi mối hàn nguội và dính chặt vào nhau.

hàn đối đầu băng cản nước
hàn đối đầu

Lưu ý: Sau khi hàn xong cần kiểm tra kỹ lại xem mối hàn có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho thi công nếu không phải thực hiện lại.

Một số lưu ý khi thi công băng cản nước chống thấm

  • Sản phẩm băng cản nước chỉ phát huy tác dụng khi 2 mặt của nó được áp sát và chìm sâu vào trong bê tông. Nếu không đạt được yêu cầu này hiệu quả chống thấm sẽ không đạt được.
  • Trong quá trình đổ bê tông tại những vị trí có băng cản nước chống thấm cần phải kiểm tra kỹ tránh hiện tượng bị gãy gập, bị xê dịch.
  • Sử dụng cót pha có thể tháo lắp để thi công dễ dàng hơn
  • Không làm cốt pha cao quá 4 m để tránh hiện tượng rỗ bê tông mặt ngoài.

Hy vọng qua bài viết hướng dẫn thi công băng cản nước của huongdanthicong.vn, sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về quy trình các bước thi công băng cản nước.

Người gửi

stex

Tôi hy vọng những bài viết mà các bạn đang đọc mang lại giá trị mà các bạn cần tìm.

Thông Tin công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *