Cọc khoan nhồi là gì? Cọc khoan nhồi làm móng có tốt hay không? Cọc cao bao nhiêu thì hợp lý?

Cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là gì? Liệu cọc khoan nhồi có đủ chắc cho ngôi nhà/công trình của bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc, giới thiệu về cọc khoan nhồi, nêu ra một số ưu nhược điểm và lưu ý khác giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp!

Cọc khoan nhồi là gì?

Quá trình khoan cọc nhồi
Các bước khoan cọc nhồi

Cọc khoan nhồi là loại cọc được cấu tạo chính từ bê tông và cốt thép, được thi công bởi máy cọc khoan nhồi ngay tại nơi xây dựng, trên nền đất. Là yếu tố quan trọng khi xây một công trình, giúp cho công trình được chắc chắn và thẳng đứng.

Cọc khoan nhồi tiếng anh là bored pile hoặc drilled pies.

Ứng dụng của cọc khoan nhồi

Chuẩn bị cốt thép để thi công cọc khoan nhồi
Chuẩn bị cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi được sử dụng làm móng, giúp cho công trình chắc chắn, thẳng đứng, sử dụng cho nhiều dạng công trình khác nhau:

  • Công trình xây dựng dân dụng: nhà ở, chung cư,…
  • Công trình cho mục đích công nghiệp.
  • Công trình cầu, cảng: cầu vượt, cảng,…

Cấu tạo cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi được tạo bởi các bộ phận sau:

Cốt thép dọc

Cốt thép dọc
Cốt thép dọc để tạo khung cốt thép

Cốt thép dọc thường sử dụng loại có đường kính tối thiểu là d124.

Cọc chịu nén hàm lượng cốt thép dọc dao động từ 0.2% – 0.4%. Với cọc chịu uốn, kéo và nhổ có hàm lượng thép trong khoảng 0.4% – 0.65%.

Khoảng cách giữa các cốt thép dọc nhỏ nhất là 10cm.

Phần lớn, cốt thép dọc sẽ được bố trí ở vị trí đầu cọcgiảm dần về số lượng ở chân cọc. Với cọc chịu uốn, kéo và nhổ cần được xếp đề trên toàn bộ chiều dài của cọc. 

 

Cốt thép đai: 

Cốt thép đai
Cốt thép đai

Cốt thép đai có đường kính và khoảng cách linh hoạt, số đo thường gặp ở cốt thép đai là d6-d12, khoảng cách nhỏ nhất là 200m – 300m

Có thể sử dụng cốt thép đai bằng vòng xoắn liên tục trong trường hợp cọc khoan nhồi có đường kính nhỏ hơn 80cm.

Thép đai tăng cường: 

Thép đai tăng cường
Thép đai tăng cường

Chúng ta thêm thép đai tăng cường cách nhau 2m, dao động từ d18 – d20 để tăng thêm độ chắc chắn và ổn định của lồng thép.

 

Con kê bảo vệ cốt thép

Con kê
Con kê bảo vệ cốt thép

Con kê bê tông có chất liệu bằng bê tông, tạo lớp bảo vệ cho cốt thép, kê cốt thép trước khi tiến hành để định vị và cố định đúng vị trí và thiết kế.

 

Ống thăm dò

Ống thăm dò được làm từ nhựa hoặc thép, có thể lựa chọn tùy loại khác nhau về chất lượng, nhưng với cọc khoan nhồi có đường kính lớn hơn 1.5m hay chiều dài lớn hơn 25m, thì cần dùng ống thăm dò bằng thép.

Về số lượng của ống thăm dò sẽ được quyết định bởi tiết diện của cọc khoan. Trong trường hợp đường kính cọc nhỏ hơn 1m thì thường dùng 3 ống, đường kính cọc trong khoảng 1m – 1.3m thì dùng 4 ống và với đường kính cọc lớn hơn 1.3m thì dùng nhiều hơn 5 ống.

Ống thăm dò
Ống thăm dò

Ống thăm dò trong ảnh có màu xanh 

Móc treo: 

Là vật dụng được đặt và buộc chắc chắn ở cọc với mục đích móc các cọc bằng máy để di chuyển và hạ cọc. 

Móc treo phải được bố trí sao cho đầu lồng thép không bị biến dạng lớn và các móc treo phải làm từ cốt thép chuyên dụng để đảm bảo trong quá trình di chuyển và hạ cọc được thuận lợi.

Móc treo
Móc treo

Móc treo

Ưu nhược điểm cọc khoan nhồi

Tại sao cọc khoan nhồi trở nên phổ biến hơn các loại cọc khác. Hiện nay, cọc khoan nhồi là giải pháp thi công được sử dụng phổ biến nhất.

Vậy ưu điểm cọc khoan nhồi là gì?

Thi công cọc khoan nhồi
Thi công cọc khoan nhồi.

Thứ nhất, đây là phương án thi công linh hoạt và dễ kiểm soát. Người thi công có thể dễ dàng điều chỉnh đường kính và độ sâu của cọc, điều này khiến cho quá trình làm việc trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ linh hoạt về điều chỉnh và sử dụng, cọc khoan nhồi còn có thể được sử dụng trên nhiều loại địa hình. 

Thứ hai là vì cọc khoan nhồi chắc chắn, có độ ổn định và chịu được tải trọng lớn.

Thứ ba, cọc khoan nhồi có thể đặt được vào những lớp đất cứng hay đá cứng mà cọc đóng không đạt tới

Thứ tư, vì sử dụng cọc khoan nhồi có thể tận dụng được khả năng làm việc tối đa của vật liệu nên có thể giảm được số cọc trong móng, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng.

Cuối cùng là cọc khoan nhồi có thể sử dụng tại địa điểm hẹp, nhỏ như nhà phố.

Cọc khoan nhồi có nhược điểm gì?

Vì cọc khoan nhồi được thực hiện tại địa điểm xây dựng, lộ thiên, vì thế mà quá trình khoan cọc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết

Cọc khoan nhồi là thi công cọc trực tiếp, không được thiết kế sẵn như cọc ép, cọc khoan nhồi sẽ có nhiều rủi ro trong quá trình thi công như hẹp cục bộ thân cọc, bê tông bị rửa trôi, thay đổi tiết diện cọc khoan… Khi khắc phục rủi ro sẽ khó khăn hơn, thậm chí phải phá bỏ làm mới.

Cọc khoan nhồi đòi hỏi thời gian thực hiện sẽ dài và so với các loại cọc khác, chi phí sẽ cao hơn.

 

Phân loại cọc khoan nhồi

Thông thường, cọc khoan nhồi được chia như sau: 

Cọc thường và cọc mở rộng đáy
Cọc thường và cọc mở rộng đáy
  • Cọc khoan nhồi thường: Gồm các lỗ cọc được thực hiện bởi nhiều cách thi công khoan khác nhau.
  • Cọc khoan nhồi mở rộng đáy: là loại cọc có đường kính của đáy lớn hơn đường kính của thân cọc, chịu được trọng tải lớn 5:10% so với các loại các loại cọc khác do tăng sức mang tải dưới mũi.
Cọc barrette
Cọc barrette
  • Cọc barrette: là loại cọc có dạng hình chữ nhật, chữ H, chữ L… được tạo bằng phương pháp tạo lỗ bằng gầu ngoạm và tải trọng tăng khoảng 30% do tăng sức mạnh tải bên.

 

Chiều sâu của cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý?

cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi

Để có thể đưa ra một mức, số cụ thể về độ sâu cố định cho cọc khoan nhồi là không thể. Nhưng chúng ta có thể dựa vào các số liệu sau để lựa chọn độ sâu phù hợp cho cọc khoan nhồi:

  • Địa lý xung quanh: xem xét xem địa lý xung quanh có gần hồ hay sông suối hay không, nếu gần thì độ sâu của cọc phải sâu hơn cọc được thi công ở đồng bằng.
  • Chú ý các công trình lân cận: quan sát xung quanh xem có công trình nào đã được thi công đóng cọc chưa, điều này cũng ảnh hưởng lớn độ sâu của cọc khoan nhồi.
  • Dựa vào tính chất đất: như đất mềm thì độ sâu của cọc sẽ dài hơn để có thể giữ vững và thẳng cho công trình.
  • Xem xét quy mô: với những công trình có quy mô lớn, sức chứa nặng thì độ sâu cọc khoan nhồi phải tốt và vững để tải trọng cao nhất và ngược lại.

Có nên sử dụng máy khoan cọc nhồi mini?

máy cọc khoan nhồi
Máy cọc khoan nhồi mini

Máy cọc khoan nhồi mini được lựa chọn sử dụng nhiều. Vậy liệu máy cọc khoan nhồi mini có tốt? Thi công cọc có chắc chắn và ổn định hay không?

Sau đây, HDTC xin đưa ra một số ưu nhược điểm của máy cọc khoan nhồi mini:

*Ưu điểm:

  • Vì có dáng hình nhỏ gọn, vì vậy mà máy có thể thi công tại các địa điểm nhỏ hẹp tối thiểu 20m và chiều cao tối thiểu là 3m. 
  • Sức chịu tải của cọc lớn vì vậy mà có thể dễ dàng thay đổi độ sâu của cọc,
  • Tiết kiệm chi phí vì giảm số lượng cọc.
  • Không gây ảnh hưởng đến công trình bên cạnh.

 

 

*Nhược điểm:

  • Đòi hỏi người thi công có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết và tay nghề cao.
  • Mặt bằng thi công dễ thành sình lầy.

 

 

Báo giá khi thi công cọc khoan nhồi

Giá nhân công và vật tư khi thi công cọc khoan nhồi như sau:

*LƯU Ý: đây chỉ là mức giá tham khảo, chi phí cụ thể bao nhiêu sẽ tùy vào bên thực hiện công việc và điều tiết ngoại cảnh như đất, các công trình bên cạnh,..

 

 

Đến đây, bạn đã hiểu về cọc khoan nhồi hơn chưa? Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể có thêm kiến thức và hiểu biết về cọc khoan nhồi, giúp bạn có thể dựng cho mình một ngôi nhà thật vững chức và lâu bền nha!

Người gửi

stex

Tôi hy vọng những bài viết mà các bạn đang đọc mang lại giá trị mà các bạn cần tìm.

Thông Tin công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *